Giáo dục pháp luật cho thanh niên: Định hướng lối sống tích cực
17:14', 3/8/ 2003 (GMT+7)

Người ta đang nói nhiều đến các biểu hiện coi thường pháp luật, vi phạm pháp luật trong giới trẻ như một vấn đề làm đau đầu xã hội. Năm 1998, qua khảo sát ban đầu, Bình Định có 5.699 đối tượng thanh thiếu nhi (TTN) chậm tiến và người lầm lỡ chưa tiến bộ. Theo cơ quan công an, các vụ phạm pháp hình sự có sự tham gia của TTN chiếm tỉ lệ hơn 60%, chủ yếu là đánh người gây thương tích, trộm cắp và các hành vi xâm phạm khác đến an ninh trật tự.

Trước thực trạng đáng lo ngại đó, tổ chức Đoàn ở các địa phương trong tỉnh đã có những biện pháp nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, TTN về pháp luật, cách phòng chống các tội phạm xã hội. Đi đôi với công tác này, việc đổi mới phương pháp tuyên truyền cũng được chú trọng nhằm nâng cao cảnh giác và ý thức tích cực tham gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong đoàn viên thanh niên và nhân dân.

Từ năm 2000 đến nay, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã tổ chức được 2.368 buổi nói chuyện, 108 lớp tập huấn bồi dưỡng về pháp luật, tuyên truyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cho hơn 90.000 lượt cán bộ, đoàn viên, TTN. Song song đó, 229 CLB pháp luật cũng đã được xây dựng. Có 200 diễn đàn "Thanh niên với pháp luật", "Thanh niên với công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản", "Thanh niên với công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội", "Thanh niên với công tác bảo vệ rừng"… đã được tổ chức. Các hoạt động thi tìm hiểu phòng chống ma túy, AIDS cũng thường xuyên duy trì, thu hút nhiều TTN tham gia.

Qua đó, tình hình vi phạm pháp luật trong TTN ở Bình Định có chiều hướng giảm. Từ năm 2000 đến nay có gần 4.000 đối tượng được công nhận tiến bộ, trong đó có 124 thanh niên tiến bộ đi nghĩa vụ quân sự, 206 thanh niên được nhận vào làm việc tại các cơ sở kinh tế. Còn lại hơn 2.500 đối tượng nữa đang được quản lý giáo dục. Có thể nói công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, TTN về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội có bước phát triển khá tốt, góp phần xây dựng tốt môi trường an ninh trật tự tại các địa bàn và củng cố vững chắc tổ chức Đoàn, Hội ở cơ sở. Tuy vậy, đến cuối năm 2002, Bình Định vẫn còn 6.505 TTN chậm tiến và người lầm lỡ, trong đó có 5.417 TTN chậm tiến và 429 trẻ em vi phạm pháp luật. Vì thế, để công tác này thật sự đạt được hiệu quả như mong muốn, ngoài sự phối hợp giữa nhiều cấp, nhiều ngành thì vai trò của tổ chức Đoàn, Hội là khá quan trọng trong việc đề ra các hình thức tuyên truyền và biện pháp giáo dục nhằm hướng TTN về những chuẩn mực đạo đức và lối sống tích cực.

. Hà Cát

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những người "vác tù và"   (01/08/2003)
Gương sáng của một học sinh khuyết tật   (31/07/2003)
Cậu bé tật nguyền và ước mơ giản dị  (31/07/2003)
Thêm và bớt   (29/07/2003)
Khuynh hướng nghề nghiệp trong tương lai   (28/07/2003)
Picnic mùa hè: Lên rừng xuống biển   (27/07/2003)
Một lần viếng Nghĩa trang Trường Sơn   (25/07/2003)
Nghệ thuật gây thiện cảm   (24/07/2003)
Hội ngộ những tấm lòng nhân ái   (23/07/2003)
Hội trại "Thanh niên với việc làm"   (22/07/2003)
Chát - xình nhạc cưới ở Hoài Nhơn   (21/07/2003)
Anh Ánh – Chim sơn ca trên bầu trời mơ ước   (20/07/2003)
Ai là người đẹp nhất?   (18/07/2003)
Cha mẹ giàu để lại gì cho con?   (17/07/2003)
Đoàn, Hội và cánh cửa bước vào các doanh nghiệp tư nhân   (17/07/2003)