Bội thực phim Hàn Quốc
18:10', 17/9/ 2003 (GMT+7)

Không thể chối cãi một thực tế là phim Hàn Quốc (HQ) đã tác động khá mạnh đến giới trẻ Việt Nam bởi chúng vừa có gì đó mới mẻ nhưng lại tỏ ra gần gũi với tâm lý giới trẻ hiện nay. Vì thế không khó giải thích vì sao giới trẻ hiện nay thường vui chơi, ăn mặc, trang điểm như những gì họ đã xem từ phim HQ. Cần lưu ý rằng, không chỉ ở Việt Nam mới diễn ra hiện tượng này mà ngay ở một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á cũng diễn ra hiện tượng tương tự. Thế nhưng trong tiềm thức nhiều bạn trẻ đôi khi vẫn bật lên câu hỏi: Chúng ta đang bị HQ hóa đấy, bạn thấy thế nào?

Để có thể lý giải phần nào đó câu hỏi này cũng cần nhìn lại một chút - Phim HQ có gì mà tạo được ảnh hưởng đến như vậy? Những bộ phim như Anh em nhà bác sĩ, Trái tim mùa thu, Giày thủy tinh, Ước mơ vươn tới một vì sao, Người mẫu, Hương táo, Yêu bằng cả trái tim, Cô nàng ngổ ngáo... được chiếu trên VTV1, VTV3, BTV, tại các rạp... đều có nội dung na ná nhau. Ngoài ra, nhân vật chính trong các phim HQ đều có mắc bệnh hiểm nghèo, không ung thư thì cũng là bệnh máu trắng do nhiễm xạ. Bạn bè tôi thường đùa nhau: "Không bệnh trọng thì không phải phim HQ". Kết thúc phim nhân vật chính nào cũng khổ đau vì người yêu không chết vì tai nạn thì qua đời vì ung thư (lại ung thư). Mặt khác, các cô gái trong phim, từ sáng đến tối, ở nhà hay đến công sở, đi chơi hay vào bệnh viện thăm người ốm đều ăn mặc rất model và trang điểm rất kỹ. Lặp đi lặp lại mãi như thế tại sao chúng ta không chán, tại sao chúng ta lại dễ dãi đến thế!

Loại phim HQ mà chúng ta thường xem trên truyền hình có tên là "soap opera". Sở dĩ nó có tên đó là vì đối tượng xem là các bà nội trợ ở nhà rỗi rãi, nội dung phim xoay quanh vấn đề tâm lý, tình cảm, những khúc mắc về tình yêu và gia đình. Loại phim này có lẽ không thích hợp với giới trẻ cho lắm. Truyền hình của chúng ta không có nhiều kênh, chương trình chưa đa dạng nên đôi khi người ta buộc phải xem cái mà người ta thấy trên ti vi, ít được lựa chọn. Ngày này qua ngày khác, buổi truyền hình này qua buổi truyền hình khác, các phim này mang lại một mối nguy cơ tiềm ẩn, đó là tạo ra một tầng lớp khán giả có thị hiếu văn hóa thấp. Truyền hình có thể thay đổi được thói quen và thị hiếu của người xem, vì vậy nội dung rẻ tiền rất có thể dẫn đến thói quen và thị hiếu rẻ tiền. Mà điều dễ nhận thấy nhất là tác động của phim HQ đối với cách ăn mặc và trang điểm của một bộ phận nữ giới ở Việt Nam như thế nào.

Tôi cho rằng cần phải giảm thời lượng phim HQ phát trên truyền hình. Hiện nay, dù là vô tình hay cố ý, khán giả truyền hình đang phải chịu đựng quá nhiều. Còn bạn, bạn nghĩ sao?

. Như Trang

(Cao đẳng Sư phạm Bình Định)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ngô Đăng Lưu - người luôn ở vạch xuất phát   (15/09/2003)
Chuyện động trời   (14/09/2003)
Tô Đình Trường và niềm say mê công nghệ thông tin   (12/09/2003)
Chàng trai say mê môn hóa   (11/09/2003)
Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo   (10/09/2003)
Mẹ!   (09/09/2003)
Những ước mơ thơ trẻ!   (08/09/2003)
Một mùa hè sôi động ở Đoàn phường Lý Thường Kiệt   (07/09/2003)
Tết Trung thu   (05/09/2003)
Quy Nhơn ngày trở lại   (04/09/2003)
Những điều ghi được từ giao lưu "Tự hào thương hiệu Việt"   (03/09/2003)
Những gương mặt nhận Giải thưởng Quang Trung   (03/09/2003)
Lê Mạnh Toàn với giải thưởng Kim Đồng   (02/09/2003)
Những gương mặt nhận Giải thưởng Quang Trung (tiếp theo)   (01/09/2003)
Những gương mặt nhận Giải thưởng Quang Trung   (04/09/2003)