7 lời khuyên vàng đối với nữ sinh nội trú
16:57', 24/9/ 2003 (GMT+7)

1. Không sống thu mình: Khi sống xa cha mẹ, xa những người thân thiết trong gia đình, chỗ dựa thân thiết nhất của bạn bây giờ là bạn bè. Tốt hơn hết là bạn nên chơi thân với vài người bạn tốt, trong phòng càng hay, cũng có thể cùng lớp hay cùng quê. Những người bạn đó không nhất thiết phải hoàn toàn giống tính như bạn. Cái chính là bạn và các bạn ấy phải hợp tính nhau, hiểu, thông cảm và chia sẻ với nhau. Những lúc buồn bạn nên tâm sự với bạn bè. Lúc đó nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi và bạn sẽ có thêm nghị lực sống.

2. Đặt việc học lên hàng đầu: Hiện nay ở nông thôn, nhiều người vẫn cho rằng con gái không cần phải học cao, chỉ cần tốt nghiệp THPT là được và kiếm một tấm chồng cho yên bề gia thất. Bạn đừng nghĩ như vậy. Vẻ đẹp trí tuệ, văn hóa bao giờ cũng là vẻ đẹp vĩnh cửu, có giá trị nhất. Bạn đang có cơ hội để trau dồi học vấn và trình độ văn hóa, vốn sống, vốn hiểu biết. Bởi vậy bạn đừng dại dột bỏ lỡ nó. Quyết định đi học là bạn đã xác định được mục đích của mình và nên theo đuổi mục đích đó.

3. Không sống kiểu đua đòi: Khi sống và giao tiếp với người thành thị, nhiều bạn có tính tự ti và mặc cảm về nơi xuất thân, hoàn cảnh của mình. Vì thế, nhiều bạn không giữ nổi mình đã lao vào ăn chơi, mua sắm hòng xóa đi mặc cảm. Nhưng như thế là sai đấy vì trước hết là tốn tiền của cha mẹ tiếp đó là thể hiện một sự kém hiểu biết về thẩm mỹ. Thế mạnh của bạn chính là sự giản dị chất phác, dịu dàng, hồn nhiên.

4. Không nghiêng ngả trước dư luận: Một tin đồn thường phát triển theo hướng đi lên - một đồn mười, mười đồn trăm, trăm đồn ngàn. Bạn đừng quá để ý đến điều đó nếu chẳng may bạn rơi vào "búa rìu dư luận". Tốt nhất bạn nên sống thật với chính mình. Những người tiếp xúc với bạn sẽ đủ tinh ý để nhận biết bạn là người như thế nào.

5. Không nên nói sau lưng người khác: Để đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với nhiều người bạn không nên "rỉ tai" cho người này, người khác (dù là bạn cực thân của bạn) về chuyện không hay của ai đó. Như thế sẽ tránh được trình trạng ai đó kể chuyện không hay của bạn với nhiều người khác khi bạn không có mặt.

6. Nên có thời gian vui chơi giải trí: Sống trong tập thể, bạn nên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa như văn nghệ, đi picnic, chơi thể thao… Hoặc thỉnh thoảng bạn cùng các bạn trong phòng tổ chức làm vài món ăn mời bạn trai tới dự. Những cuộc vui như thế thường đem lại rất nhiều tiếng cười. Điều đó sẽ giúp bạn vơi đi nỗi nhớ nhà, tăng niềm tự tin và niềm vui sống. Và biết đâu khi đó bạn sẽ tìm được một người yêu lý tưởng.

7. Trong tình yêu "cần có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh": Hiện nay nhiều ông bố bà mẹ vẫn có thành kiến không cho con yêu thời sinh viên vì phải học đã. Điều đó không sai nhưng nếu bị ép quá nhiều khi lại đem đến hiệu quả khôn lường. Khi tình yêu đến bạn đừng đuổi nó đi mà nên thận trọng chấp nhận. Song bạn phải xác định được đâu là tình yêu trong sáng lành mạnh, đâu là tình yêu vụ lợi. Tình yêu trong sáng thường đem lại niềm vui và là động cơ thúc đẩy bạn học tập tốt hơn.

Tình đầu hiếm khi thành. Vì thế khi chẳng may tình yêu đổ vỡ bạn thường đau khổ, hụt hẫng và đôi khi ảnh hưởng rất lớn đến học hành. Do vậy, trước khi nhận lời yêu, bạn nên tìm hiểu kỹ về đối tượng tán tỉnh mình. Đừng nên dại dột đánh giá anh ta qua lời nói và hành động trước mặt bạn. Nhân bất thập toàn - nên đánh giá một cách toàn diện, biết chấp nhận và tha thứ mọi khuyết điểm của nhau, đó chính là điều kiện cần cho một tình yêu bền vững.

. Nguyễn Phúc

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nói với em mùa khai giảng   (24/09/2003)
Khi ta yêu   (22/09/2003)
Tân sinh viên và nỗi lo tựu trường   (19/09/2003)
Giấc mơ   (18/09/2003)
Bội thực phim Hàn Quốc  (17/09/2003)
Ngô Đăng Lưu - người luôn ở vạch xuất phát   (15/09/2003)
Chuyện động trời   (14/09/2003)
Tô Đình Trường và niềm say mê công nghệ thông tin   (12/09/2003)
Chàng trai say mê môn hóa   (11/09/2003)
Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo   (10/09/2003)
Mẹ!   (09/09/2003)
Những ước mơ thơ trẻ!   (08/09/2003)
Một mùa hè sôi động ở Đoàn phường Lý Thường Kiệt   (07/09/2003)
Tết Trung thu   (05/09/2003)
Quy Nhơn ngày trở lại   (04/09/2003)