Sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn trên con đường tiến quân vào khoa học công nghệ
16:5', 7/1/ 2004 (GMT+7)

Trường ĐH Quy Nhơn (ảnh: Đào Tiến Đạt)

Phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học (NCKH) đang tạo nên một khí thế sôi động trong tuổi trẻ Trường ĐH Quy Nhơn. Đây cũng là một trong những động lực để Trường ĐH Quy Nhơn phát triển, và hiện đã trở thành trường ĐH đa lĩnh vực trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Phong trào học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp của sinh viên (SV) Trường ĐH Quy Nhơn được cụ thể hóa bằng nhiều loại hình phong phú phù hợp với đặc thù của các khoa, ngành khác nhau. Đó có thể là CLB học tập, các cuộc thi đố vui để học, hoặc thi nghiệp vụ sư phạm, đăng ký giờ học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt… Đặc biệt, hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học tiếp tục được đẩy mạnh đã góp phần quan trọng và có hiệu quả trong việc hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn của SV, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường.

Ngoài việc phát động phong trào chung trong từng khoa, từng lớp, Hội nghị khoa học SV (do Đoàn trường phối hợp với Phòng NCKH, Hội SV trường tổ chức) diễn ra đều đặn hàng năm đã trở thành một điển hẹn của những SV ham thích khoa học. Bên cạnh việc bình chọn và giới thiệu các đề tài nghiên cứu dự thi ở cấp trường, cấp bộ, hội nghị còn là nơi để SV trình bày, thể hiện những kết quả, sự thể nghiệm trong quá trình tìm tòi, sáng tạo của mình trong nghiên cứu, học tập. Từ 2000 đến 2002, SV của trường đã có 8 đề tài NCKH đạt giải cấp bộ, đồng thời đạt 21 giải trong các kỳ thi Olympic SV toàn quốc. Riêng về giải thưởng các cuộc thi Olympic, có thể nói đó là một sự bứt phá để chứng tỏ mình của SV Trường ĐH Quy Nhơn. Nếu như năm 2001, SV của trường đạt 6 giải trong các cuộc thi Olympic tin học và toán học thì năm 2002 đạt đến 15 giải, trong đó riêng môn toán đạt được 12 giải, đưa Trường ĐH Quy Nhơn vươn lên đứng thứ 4/54 trường ĐH trong cả nước tham dự kỳ thi Olympic toán học. Còn trong năm học 2002-2003 vừa qua, SV của trường đã thực hiện được 19 đề tài NCKH cấp khoa, trong đó chọn ra được 12 đề tài cấp trường và 6 đề tài cấp bộ. Và cả 6 đề tài dự thi cấp bộ đều đoạt giải, gồm 2 giải ba và 4 giải khuyến khích; 2 đề tài đoạt giải ba cũng đồng thời đoạt giải thưởng sáng tạo kỹ thuật VIFOTEC - nằm trong kế hoạch được áp dụng vào thực tế. Như vậy, tính từ năm 1991 - thời điểm Trường ĐH Quy Nhơn khởi động phong trào SV NCKH đến nay, SV của trường đã có 41 công trình NCKH đạt giải cấp bộ, trong đó có 8 công trình đạt cả giải NCKH và VIFOTEC.

Qua việc đi thực địa, tiếp xúc với thực tế cuộc sống, nhiều SV đã có những đề tài nghiên cứu được đánh giá cao như đề tài Nước khoáng - nguồn tiềm năng để phát triển du lịch Bình Định (Hồ Lưu Minh Tâm - Khoa Kinh tế - Quản trị doanh nghiệp, năm 2003), Máy tự động phun sơn (Nguyễn Hồng Ẩn - Khoa công nghệ, 2002), Chiết suất cao iôt amin từ rong biển Quy Nhơn (Cao Văn Hoàng - Khoa Hóa, 1998)...

Anh Lê Công Hạnh - Bí thư Đoàn Trường ĐH Quy Nhơn nhận định: "Những năm gần đây, nhiều SV đã quan tâm đầu tư cho những công trình NCKH tuy đơn giản, nhưng có ý nghĩa cao. Những cải tiến trong nội dung thi học phần mà nhà trường mới áp dụng và việc tham gia các cuộc thi Olympic tin học, toán học quy mô quốc gia đã bắt buộc và thúc đẩy SV phải nghiên cứu, tìm tòi thêm rất nhiều. Đó là nền tảng cơ sở cho phong trào SV NCKH ở Trường ĐH Quy Nhơn".

NGUYÊN SƯƠNG

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thận trọng với mốt  (06/01/2004)
Nghề tiếp thị: vui ít buồn nhiều   (05/01/2004)
Năng động Đoàn phường Ghềnh Ráng   (04/01/2004)
Vượt khó để trở thành thủ khoa   (02/01/2004)
Xuân và tuổi trẻ   (01/01/2004)
Một "sân chơi" của các cây bút trẻ  (31/12/2003)
Chat - từ thành về thị  (30/12/2003)
Harem - làn gió mát thổi từ Trung Đông  (29/12/2003)
Nhật ký cho em  (28/12/2003)
Câu lạc bộ gia sư - Trăm hoa đua nở   (26/12/2003)
Cuộc gặp với "Sao tháng Giêng" Hải Hà   (25/12/2003)
Chú bộ đội trên giảng đường đại học  (24/12/2003)
Biết trò chuyện cũng làm nên nét duyên  (23/12/2003)
Con đường ngắn nhất đến trái tim là đi qua... dạ dày  (22/12/2003)
Lý Nhất Duy vượt khó học chăm  (21/12/2003)