Trầu cau với tình yêu đôi lứa
16:47', 13/12/ 2004 (GMT+7)

"Miếng trầu là đầu câu chuyện", từ xa xưa trầu cau đã có mặt trong mọi nghi lễ: Cưới, tang, giỗ chạp, lễ hội. Dù người giàu sang hay kẻ nghèo khó khi trong gia đình có "công chuyện", bao giờ cũng có trầu cau. Đặc biệt, trầu cau đã đi vào ca dao, tục ngữ và được coi như là một biểu hiện của tình yêu đôi lứa:

Ngày cưới không thể thiếu trầu cau (ảnh minh họa)

Cho anh một miếng trầu vàng

Mai sau, anh trả lại nàng đôi mâm

Chàng trai đã có tình ý, đã thương nhớ cô gái rồi, thì lo lắng cho người thương còn hơn cả bản thân mình:

Trời mưa, trầu ướt cả dây

Ướt anh, anh chịu, ướt tóc ai, anh buồn.

Còn cô gái, khi đã thương chàng trai rồi thì mong chàng về thưa với cha mẹ đem trầu rượu sang dạm hỏi:

Anh thương em thì trầu rượu đến nhà

Trước thầy mẹ biết, sau bà con hay.

Trường hợp, cha mẹ cô gái còn phân vân, lưỡng lự, chưa muốn nhận chàng trai làm rể, thì cô gái cũng dùng miếng trầu để tác động:

Têm trầu mà giắt mái dui

Lạy cha, lạy mẹ làm sui cho gần.

Thế rồi, cha mẹ ưng thuận, cho đôi lứa tác hợp, trầu cau lại được dùng làm sính lễ:

Giúp cho quan tám tiền cheo

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

Trong ngày cưới, miếng trầu là tượng trưng cho sự loan phụng vầy duyên, cho lời thề thủy chung son sắt:

Trầu này, trầu quế, trầu hoa

Trầu loan, trầu phượng, trầu ta, trầu mình

Trong cuộc đời chúng ta, hiếm có những người không trải qua một lần "trầu cau". Còn trong chuyện cổ tích Tấm Cám, nhờ có miếng trầu têm cánh phượng, mà chàng hoàng tử đã gặp lại cô Tấm đoan trang, xinh đẹp sau bao ngày xa cách.

Ý nghĩa trầu cau có xuất xứ từ câu chuyện Tân Sinh, Lang Sinh. Trải qua chiều dài lịch sử, trầu cau ngày càng gắn bó khăng khít với đời sống người Việt và đã trở thành một phần không thể thiếu trong tình yêu và hôn nhân:

Trầu này, trầu tính, trầu tình

Trầu xe duyên mối cho mình gặp ta.

 

. M.N (st)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khi sĩ tử là... thợ chat   (09/12/2004)
Tình yêu có thể chết vì bội thực?   (03/12/2004)
Quê hương   (02/12/2004)
Những "tù nhân" của games   (29/11/2004)
Cô giáo tôi  (28/11/2004)
Chỉ vì một câu nói đùa  (26/11/2004)
Phong trào thanh niên lập nghiệp ở Hoài Nhơn: Cửa đã mở   (25/11/2004)
Tân Lập: Chi đoàn điển hình về công tác thanh niên   (22/11/2004)
Chuyện về một giảng viên trẻ   (22/11/2004)
Khi thủ lĩnh thanh niên làm kinh tế   (18/11/2004)
"Cà phê áo trắng": Một thực trạng đáng lo ngại  (18/11/2004)
Áo cho mùa lạnh   (16/11/2004)
Nhớ Nha Trang   (15/11/2004)
Chuyện về một mối tình tan vỡ   (12/11/2004)
Chết trẻ  (11/11/2004)