Gây quỹ đoàn
17:11', 4/2/ 2004 (GMT+7)

Cách đây mấy năm, chuyện kinh phí hoạt động ở cấp Đoàn cơ sở thường được xem là chuyện nan giải. Kinh phí ở trên cấp xuống cho Đoàn xã, phường mỗi năm chỉ có 4 triệu đồng, nội khoản trả lương cho cán bộ Đoàn cũng đã ngốn gần hết số tiền đó rồi. Các hoạt động khác phải giật gấu vá vai, rồi tranh thủ thêm các nguồn khác và tính toán chi li lắm mới đủ. Vậy mà lại phải chia cho Hội (và cả Đội nữa), thì hỏi làm sao mà không thiếu cho được.

Nhưng đó là chuyện mấy năm trước. Còn bây giờ, trong câu chuyện về tình hình hoạt động ở các Đoàn cơ sở, chuyện gây quỹ dường như đã được mặc định là một trong những tiêu chí để đánh giá chi đoàn đó có vững mạnh hay không, cán bộ đoàn có năng động, đoàn viên có ý thức đóng góp vào tập thể hay không. Bí thư chi đoàn ở một phường nội thành tự hào khoe chi đoàn của anh có rất nhiều nguồn để gây quỹ: tham gia giữ xe các kỳ hội chợ tại Trung tâm Hội chợ - triển lãm tỉnh, nhận phần việc làm cho địa phương, rồi đi "xin" các doanh nghiệp đóng trên địa bàn mình. Một chi đoàn khác thì vận động đoàn viên thanh niên ủng hộ vào quỹ đoàn khoản tiền bồi dưỡng từ các đợt ra quân tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông; sung vào quỹ số tiền thưởng từ các cuộc thi ca khúc cách mạng, phòng chống ma túy, tìm hiểu pháp luật; nhận công việc làm vệ sinh cho trường học… Thậm chí có bí thư chi đoàn tự nguyện đóng góp vào quỹ những khoản tiền thưởng của cá nhân mình để gây hiệu ứng cho phong trào. Ở nông thôn thì cách gây quỹ có khác, nhưng tựu trung lại cũng là nhận những phần việc thanh niên, công trình thanh niên như: làm đường bê tông nông thôn, diệt chuột cứu lúa, nạo vét kênh mương, chống sa bồi thủy phá…

Nhưng giải được khó khăn trong vấn đề gây quỹ đoàn, ngoài sự linh động, nhạy bén của những người làm công tác đoàn và sự thuận lợi của điều kiện khách quan, còn có vai trò quan trọng của chính quyền, cấp ủy địa phương. Nếu địa phương được "chia phần" giữ xe hội chợ, có các công trình, phần việc nông nghiệp, nông thôn… nhưng lãnh đạo xã, phường không quan tâm và tin tưởng giao cho thanh niên làm thì… cũng như không. Nhưng nếu giao cho thanh niên làm mà không đôn đốc, nhắc nhở và tuyên dương, khen ngợi đúng lúc thì hiệu quả công việc - địa phương được đánh giá làm tốt công việc, giải quyết việc làm cho đoàn viên thanh niên và Đoàn, Hội có tiền gây quỹ - sẽ khó mà đạt được.

. Nguyễn Bích

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Để hòa đồng với tập thể   (03/02/2004)
Những tín hiệu vui ban đầu  (29/01/2004)
Tình yêu là gì?  (28/01/2004)
Lời nguyện ước mùa xuân  (21/01/2004)
Sức trẻ của chi bộ tuổi hai mươi  (20/01/2004)
Du lịch sinh thái Hồ Núi Một: Điểm hẹn ngày xuân   (19/01/2004)
Khuya vắng… tích te…   (16/01/2004)
Đi thư viện để làm gì?   (15/01/2004)
Tết muộn  (14/01/2004)
Hồi đó ...   (13/01/2004)
Nhiều bài viết cảm động về gương vượt khó học giỏi  (12/01/2004)
Cây roi gia pháp  (11/01/2004)
Có những tấm lòng  (09/01/2004)
Sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn trên con đường tiến quân vào khoa học công nghệ   (07/01/2004)
Thận trọng với mốt  (06/01/2004)