Chọn đúng ngành học là quan trọng nhất
16:10', 18/3/ 2004 (GMT+7)

Ngưỡng cửa đại học đã đến rất gần với các bạn trẻ chuẩn bị tốt nghiệp THPT năm học 2003-2004 này. Tuy nhiên, không phải ai cũng định rõ được con đường phía trước của mình là gì? "Vào đại học hay không? ", "chọn ngành nào thích hợp?" là những câu hỏi được trao đổi nhiều nhất vào lúc này.

* Không phải tất cả các con đường đều dẫn vào... đại học

Hàng ngàn bạn trẻ đã tham dự buổi Tư vấn tuyển sinh do Báo Thanh Niên tổ chức tại trường Đại học Quy Nhơn vào tối 17-3.

Nguyễn Văn Đông đang là học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (An Nhơn). Giống như bạn bè, cậu đã sẵn sàng chuẩn bị con đường tương lai của mình. Thật ra con đường đó đã được định sẵn từ lâu bởi gia đình của Đông, đó là vào Đại học Y dược, sau khi người chị gái chỉ được vào sư phạm, còn đứa em kế thì sức học quá yếu lại còn ham chơi, không thể học lên cao. Miệt mài học, đôi khi bỏ cả ăn uống, hậu quả là bây giờ Đông đã trở thành một bệnh nhân trước khi trở thành một bác sĩ. Nhưng dù sao thì Đông vẫn phải tiếp tục con đường của mình dù muốn hay không.

Rất nhiều bạn trẻ như Đông đã chọn vào đại học như một "cứu cánh" duy nhất sau khi tốt nghiệp THPT, đến nỗi không dám nghĩ rằng mình sẽ làm được gì nếu thi trượt. Đó có thể là do cách nghĩ của các bạn, nhưng không ít trường hợp là do sự định hướng từ phía gia đình (và đã trở thành một áp lực vô hình), sự tác động từ phía thầy cô, bạn bè... Có muôn vàn lý do để các bạn muốn vào đại học và cũng chừng ấy lý do để các bạn không chọn nhiều ngã rẽ khác như cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hay đi học nghề... Tuy nhiên, ngay khi triển khai công tác tuyển sinh cao đẳng, đại học năm 2004, Bộ GD-ĐT đã có lời khuyên: Chỉ những học sinh khá giỏi mới nên thi vào đại học. Bởi vào đại học không chỉ là thành công ở kỳ thi tuyển vào mà là bốn, năm năm học ở giảng đường đòi hỏi mỗi bạn phải có năng lực thật sự. Trên thực tế đã có nhiều sinh viên bỏ dở con đường đại học, vì không có hứng thú với ngành học và năng lực quá yếu, khó có thể học với nhịp độ cao. Do đó, chọn ngành học thích hợp không chỉ có ý nghĩa quyết định ở kỳ thi tuyển sinh đầu vào mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình học trong tương lai.

Hiện nay có rất nhiều cách để tiếp cận đại học như học đại học tại chức, đại học từ xa... Đó là những cách mở ra nhiều cơ hội cho các bạn không có điều kiện vào đại học chính quy. Mặt khác, với tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay, làm một người thợ có tay nghề cao là có giá trị hơn rất nhiều so với một người học cao nhưng chẳng làm việc theo đúng chuyên môn.

* Lượng sức mình để chọn đúng ngành học

Chọn đúng ngành học là yếu tố quan trọng nhất để dẫn đến thành công trong tương lai của mỗi bạn trẻ. Nhưng cũng không ít bạn thắc mắc: làm sao có thể chọn đúng ngành học? Theo lời khuyên của các chuyên gia, các bạn hãy cân nhắc đến những yếu tố: thích hợp với khả năng (kinh tế gia đình, năng lực học tập), niềm yêu thích với nghề và sự phát triển của ngành học trong xã hội. Có rất nhiều ngành học dù rất hấp dẫn nhưng thật sự đã quá dư thừa lao động, có ngành học dù rất mới mẻ nhưng theo xu thế thời đại sẽ rất phổ biến và cần nhiều nhân lực trong tương lai gần. Quyết định chính vẫn là ở các bạn (tất nhiên có tham khảo qua ý kiến của thầy cô, cha mẹ...), vì vậy đừng chạy theo xu hướng thời đại hay những ngành học "thời thượng" mà không quan tâm rằng mình có thích hợp hay không.

Các bạn cần được sự giúp đỡ tích cực từ phía gia đình, nhà trường và các đoàn thể để chọn đúng ngành học, tạo con đường thích hợp cho tương lai về sau. Vào đại học hay không, đó không phải là điều quan trọng nhất, mà quan trọng hơn cả là phải thích hợp với bản thân, điều này sẽ giúp cho các bạn thành công trong tương lai.

. Nguyễn Phúc

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Câu chuyện tháng 3   (17/03/2004)
Hoa bằng lăng   (16/03/2004)
Điều gì tạo nên một cô gái hấp dẫn?  (14/03/2004)
Một du học sinh VN đoạt giải thưởng lớn về thiết kế tại Nhật Bản   (11/03/2004)
Đệ Anh - ứng cử viên học sinh giỏi quốc gia   (11/03/2004)
Chuyện "nghề" tổng phụ trách đội   (10/03/2004)
Nguyễn Thị Thùy Trâm vượt khó, học giỏi   (09/03/2004)
Buồn - vui đời thợ gỗ  (07/03/2004)
Cho một niềm tin  (05/03/2004)
Châu Hồng Tâm - người đi đầu trong phong trào thanh niên   (04/03/2004)
Tư vấn nghề nghiệp cho học sinh 12: Rất cần thiết   (03/03/2004)
Khung trời nỗi nhớ  (01/03/2004)
Khi mỗi gương mặt là một đóa hồng  (29/02/2004)
Trần Thanh Phương - Vượt khó, học giỏi, đá bóng hay   (27/02/2004)
Hoạt động của tuổi trẻ TP Quy Nhơn trong Tháng Thanh niên  (25/02/2004)