Hội thi "Thanh niên nông thôn giỏi nghề nông": Sôi động, thiết thực và bổ ích
15:30', 24/6/ 2004 (GMT+7)

Đêm chung kết Hội thi "Thanh niên nông thôn giỏi nghề nông" lần thứ III-2004, diễn ra tại xã Cát Hanh (Phù Cát). Sự hấp dẫn và tính thiết thực của Hội thi đã cuốn hút người xem đến những phút cuối cùng và họ chỉ chịu ra về vào lúc 23 giờ 30, khi Hội thi kết thúc.

Hội thi được chia thành hai vòng: vòng sơ khảo và chung kết.

Phần thi tiểu phẩm của đội Phù Cát

Ở vòng sơ khảo, ngoài các phần thi Nhận biết mẫu vật, Kiến thức nông nghiệp, Tiểu phẩm… như mọi năm, năm nay có thêm một nội dung vô cùng hấp dẫn là thi Các trò chơi dân gian. Gọi là trò chơi dân gian nhưng thực ra đó là các công việc nhà nông như sảy lúa, giã gạo, tróc dừa. Với trò chơi Sảy lúa, "đề thi" là các thúng thóc có lẫn lúa lép với trấu và nhiệm vụ của người chơi là phải sảy sạch lúa trong một khoảng thời gian với một tỉ lệ hao hụt nhất định. Ở trò chơi Giã gạo, người chơi cũng phải giã gạo lức sao cho gạo thật trắng và ít bị nát. Thu Hà - thành viên đội Tuy Phước - vui vẻ kể: "Mình và các bạn trong đội đã liên hệ với Phòng nông nghiệp, Khuyến nông huyện để tìm tài liệu KHKT nông nghiệp. Ngoài ra, mình còn hỏi kinh nghiệm làm nông của ba má và ngược lại, mình cũng truyền đạt lại cho ba má những kiến thức KHKT nông nghiệp mới mà mình biết được".

Sang đến vòng chung kết, cuộc thi lại càng quyết liệt hơn bởi chỉ còn 3 đội lọt vào là Tuy phước, Hoài Nhơn và Phù Cát. Đêm chung kết tại xã Cát Hanh (Phù Cát) không chỉ lôi cuốn các bạn trẻ của huyện tham gia mà đông đảo bà con nông dân địa phương cũng đến xem. Tất cả những công việc thường ngày của nhà nông như: chăm sóc heo con mới đẻ, biện pháp kỹ thuật sản xuất giống lúa đạt chất lượng, dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách… và những vấn đề thời sự nhà nông như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha, thanh niên nông thôn bỏ quê đi làm ăn xa… đã được các bạn trẻ cùng tìm hiểu, giải đáp, đặt vấn đề, tìm hướng giải quyết thông qua các phần thi trắc nghiệm, quan sát mẫu vật, tiểu phẩm… Những câu trả lời đúng đã nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của đông đảo khán giả nông dân. Phần giao lưu giữa các đội với nhau và với khán giả bên dưới bằng cách quay "chiếc nón kỳ diệu" cũng góp phần làm cho Hội thi sôi động hẳn lên.

Tiến sĩ nông học Nguyễn Thị Tố Trân - thành viên Ban giám khảo Hội thi - nhận xét: "Nội dung câu hỏi cuộc thi đòi hỏi kiến thức nông nghiệp rất rộng. Vì thế, khi tham gia hội thi, những bạn lâu nay chuyên làm ruộng giờ có thêm kiến thức về chăn nuôi bò sữa, heo sinh sản. Tương tự, có bạn chỉ thành thạo việc nuôi bò sữa nay biết cách phân biệt các giống lúa dựa vào quan sát cây lúa và hình dáng hạt lúa". Một cổ động viên của đội Hoài Nhơn chân thành nói: "Nhà mình cũng làm nông nhưng lâu nay mình chỉ biết chung chung về cây lúa. Giờ xem Hội thi mới biết rõ từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, các loại sâu bệnh và cách phòng trừ. Vì thế, mình nghĩ đây không chỉ là một sân chơi mà còn là một cơ hội tốt để thanh niên nông thôn làm giàu thêm vốn kiến thức về nông nghiệp của mình và áp dụng hiệu quả vào thực tế sản xuất".

. Minh Khương

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trường Quốc Học: Điểm sáng trong giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên   (23/06/2004)
Thơ sinh viên  (21/06/2004)
Em chở mùa hè đi đâu  (18/06/2004)
Sinh viên với từ "nợ"   (18/06/2004)
Tiếp sức mùa thi - Đến hẹn lại lên   (17/06/2004)
Tô màu cho hoạt động Hội  (17/06/2004)
Luyện thi trên mạng - Sự lựa chọn của nhiều sĩ tử   (16/06/2004)
Khi tình yêu ra đi   (15/06/2004)
Viết cho những ngày không gặp!  (14/06/2004)
Để có một quyết định thật đúng đắn   (13/06/2004)
Ba loại tình yêu  (11/06/2004)
Kìm nén tức giận nơi công sở   (08/06/2004)
Tìm việc làm trên mạng  (06/06/2004)
Viết tiếp tản mạn Quy Nhơn   (03/06/2004)
Tuổi trẻ Bình Định vào mùa "chiến dịch"  (03/06/2004)