Định hướng nghề nghiệp thế nào cho đúng?
15:35', 9/9/ 2004 (GMT+7)

Trong khi bạn bè cùng lớp đang tíu tít chuẩn bị sách vở, hành lý đi học ĐH thì Minh nằm nhà với tâm trạng đầy chán nản. Minh rớt ĐH. Minh học không khá các môn tự nhiên nhưng lại rất có năng khiếu trong các môn xã hội. Vì thế, từ lúc còn học cấp II, Minh đã mơ ước mình sẽ trở thành một nhà văn, nhà báo, hay chí ít nghề nghiệp tương lai cũng liên quan đến lĩnh vực này.

Học sinh cần được định hướng để chọn những ngành nghề phù hợp

Nhưng ba mẹ Minh thì không nghĩ vậy. Ba Minh nói: "Con trai mà học Văn thì yếu lắm. Con phải học khối A, thi vô trường Bách khoa cho ba". Không thể cãi lời ba mẹ, Minh đành cắm đầu cắm cổ đánh vật với Toán, Lý, Hóa. Và cuối cùng thì những kiến thức mà Minh vội vã thu lượm trong các lớp học thêm, luyện thi ĐH chỉ đủ giúp Minh đạt điểm khá trong kỳ thi tốt nghiệp chứ không thể giúp Minh vào ĐH.

Còn trường hợp của Hoàng thì khác. Hoàng thi những 2 trường và đã đậu vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên. Tuy đậu vào ngành mình yêu thích và chuẩn bị nhập học nhưng Hoàng ít vui. Hỏi ra mới biết, ba Hoàng cho đi học nhưng buộc Hoàng năm sau phải thi lại vào trường Y, nếu đậu thì phải học Y. Làm bác sĩ là ước mơ của ba Hoàng nhưng ông đã không làm được, và nay ông muốn Hoàng phải là người thực hiện ước mơ của mình. Ông còn nói đùa một câu xanh rờn: "Nếu học Y ra mà thất nghiệp thì ba mở bệnh viện cho con làm".

Ai cũng biết rằng, việc định hướng nghề nghiệp thông qua việc chọn trường, chọn nghề cho con em học tiếp sau khi rời ghế nhà trường phổ thông là rất cần thiết. Đây là lúc vai trò tư vấn, giúp đỡ của thầy cô, cha mẹ và những người đi trước cần được thể hiện rõ nhất. Điều quan trọng là phải hướng cho các em học những ngành, nghề phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình để đảm bảo việc học không đứt gánh giữa đường; chọn những ngành học mà xã hội đang cần lao động; học những nghề mà các em thích và có khả năng… Việc nhiều học sinh vẫn thi ĐH, học nghề theo sở thích nhất thời hoặc những định hướng không phù hợp của cha mẹ sẽ dẫn đến hệ quả học hành không hiệu quả, ra trường không đủ kiến thức để làm đúng ngành đúng nghề, hoặc thành những người "dở thầy dở thợ".

. Nguyễn Bích

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Qua hội trại "thanh niên với việc làm": Vẫn còn khoảng cách   (09/09/2004)
Qua hội trại "thanh niên với việc làm": Vẫn còn khoảng cách   (09/09/2004)
Trang sức dành cho giới trẻ   (07/09/2004)
Chuyển biến mới trong công tác thanh niên ở Hoài Nhơn   (03/09/2004)
Chắp cánh cho những ước mơ   (02/09/2004)
Phạm Trung Vương- gương học tập xuất sắc  (31/08/2004)
Cùng nhau học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh  (26/08/2004)
Hôn nhân đâu phải trò đùa   (24/08/2004)
Nghề… "tổng của những cái phụ"  (19/08/2004)
Cô nữ sinh vượt qua số phận  (17/08/2004)
Những cô gái chân dài: Vui, lạ và hấp dẫn  (17/08/2004)
10 điều không nên làm khi ra mắt bố mẹ người yêu   (15/08/2004)
Yêu sớm  (15/08/2004)
Nghề phục vụ tiệc cưới  (12/08/2004)
Áo dài mùa khai trường   (11/08/2004)