Bệnh mắt hột
16:6', 8/10/ 2003 (GMT+7)

Bệnh mắt hột là một trong những nguyên nhân gây mù ở các nước đang phát triển. Bệnh có quan hệ mật thiết với điều kiện vệ sinh đặc biệt là sử dụng nước trong sinh hoạt. Thói quen dùng chung khăn mặt, sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh như: nước mưa, nước sông, suối, ao, hồ để tắm giặt... là những thói quen không tốt dễ gây bệnh.

Bệnh mắt hột là một bệnh xuất hiện một lượt ở hai mắt, tiến triển mãn tính và gây hậu quả cuối cùng là mù lòa không hồi phục. Bệnh biểu hiện ban đầu bằng cộm xốn như có cát trong mắt, ngứa thường xuyên nhất là mi trên, mắt đỏ và có ít rử ghèn dính mi vào buổi sáng lúc ngủ dậy. Bệnh mắt hột kéo dài sẽ gây dày và biến dạng sụn mi trên làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát vào nhãn cầu ta gọi là lông xiêu, lông quặm. Ở giai đoạn này nguy cơ bị viêm loét kết mạc, giác mạc là rất cao. Khi đó điều trị bằng thuốc thường không có hiệu quả, ngoại trừ khi đã nhổ lông xiêu hoặc mổ quặm để lông mi không còn cọ xát vào nhãn cầu. Nếu dùng thuốc không đúng cách, đặc biệt những loại thuốc có Corticoides thì độ trầm trọng của bệnh càng gia tăng. Ngoài các biến chứng nguy hiểm của loét do lông xiêu, lông quặm, hậu quả cuối cùng của bệnh mắt hột là gây đục toàn bộ giác mạc, dẫn đến mù lòa không có khả năng điều trị ngoại trừ được ghép giác mạc. Đây là một phương pháp mổ tốn kém và nguy cơ thải bỏ mảnh ghép rất cao. Vì vậy điều trị dự phòng bệnh mắt hột có thể xem như là một chiến lược quan trọng, lâu dài của ngành Nhãn khoa nhằm góp phần giải quyết một phần gánh nặng cho xã hội.

Khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh mắt hột tốt nhất bạn hãy đến thăm khám và tư vấn tại một cơ sở khám chữa bệnh về mắt để có phương pháp điều trị hiệu quả và dự phòng đúng cách. Điều quan trọng trong công tác phòng bệnh mắt hột là bạn luôn có ý thức về tầm quan trọng của bệnh và bãi bỏ những thói quen không tốt trong sinh hoạt như: dùng chung khăn mặt, dùng nước sông, suối, ao hồ,... nhất là nước sau mùa mưa lũ. Đây là một trong những điều kiện lây truyền bệnh nhanh nhất. Những thói quen không tốt khi mắt bị bệnh đặc biệt là việc dùng thuốc bừa bãi cũng góp phần làm tồi tệ thêm bệnh mắt hột.

. BS. Nguyễn Văn Thành

(Trung tâm Mắt Bình Định)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
10 điều cần tránh cho trẻ   (07/10/2003)
Nghệ thuật giáo dục trẻ em   (06/10/2003)
Sử dụng bếp gas an toàn   (05/10/2003)
Kem xoa ban đêm: Nên hay không nên dùng   (03/10/2003)
Rối loạn tâm thần ở tuổi học đường   (02/10/2003)
Người bị bệnh gút nên ăn uống như thế nào?   (01/10/2003)
Người già và trách nhiệm của xã hội   (30/09/2003)
Phòng, chống thiếu máu dinh dưỡng   (29/09/2003)
Mười lời khuyên dành cho người cao tuổi trong việc ăn uống   (28/09/2003)
Dân số hiện nay đang già hóa  (26/09/2003)
Bệnh vàng da trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý   (25/09/2003)
Chú ý khi trẻ con kêu nhức đầu   (24/09/2003)
Tự uống thuốc: lợi hay hại?   (23/09/2003)
Món ăn - bài thuốc cho người bị chấn thương sọ não   (22/09/2003)
Sắc đẹp đến từ giấc ngủ ngon   (21/09/2003)