Quyền được nhìn thấy
16:9', 23/10/ 2003 (GMT+7)

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO), số người mù lòa trên toàn cầu tăng từ 28 đến 45 triệu chỉ trong vòng 20 gần đây, các nhà nghiên cứu dự đoán số lượng này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2020 nếu không có những kế hoạch mang tính toàn cầu, bổ sung hữu hiệu cho công tác phòng chống mù lòa (PCML).

Hiện nay, mù lòa là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, ở Việt Nam ước tính có khoảng 30.000 trẻ em bị các bệnh về mắt như: đục thủy tinh thể, glocom bẩm sinh, lác, sụp mí... ngoài ra do chế độ dinh dưỡng và vệ sinh không hợp lý cũng làm gia tăng tỷ lệ mù ở trẻ em. Cận thị là một nguy cơ lớn chiếm từ 10-30% trong học sinh, nguyên nhân chính ngoài yếu tố di truyền còn do tình trạng sử dụng đôi mắt quá mức, nhất là nhìn gần như: đọc sách nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, sử dụng máy vi tính, chơi nhiều trò chơi điện tử.

Từ năm 1999, sáng kiến toàn cầu về loại trừ các bệnh gây mù có thể phòng và chữa được đã được hai tổ chức quốc tế WHO và PCML khởi xướng, cụ thể bằng chương trình "Thị giác 2020 - Quyền được nhìn thấy". Một trong các hoạt động thiết thực của chương trình này là tổ chức "Ngày Thị giác thế giới" nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của mù lòa cũng như huy động tất cả các nguồn lực, tài chính cho công tác PCML trên phạm vi toàn cầu. Sự kiện này được nhiều nước, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân... ủng hộ.

Ngày Thị giác thế giới 2002 đã được tổ chức thành công với hàng trăm sự kiện diễn ra trên 40 nước cùng với hơn 10.000 chữ ký thu thập được để ủng hộ cho Tuyên bố hỗ trợ toàn cầu cho Thị giác 2020. Năm nay, Ngày Thị giác thế giới 2003 đã được tổ chức vào ngày 9-10, để đẩy mạnh hợp tác quốc tế, Bệnh viện Mắt trung ương đã báo cáo với Bộ Y tế tổ chức mít tinh và khám chữa bệnh miễn phí về mắt cho người nghèo, thuộc diện chính sách trên khắp tỉnh thành trong cả nước.

Với phương châm "Phòng bệnh hơn chữa bệnh", các bậc phụ huynh nên cho trẻ khám định kỳ sáu tháng một lần, cho trẻ đeo kính, uống vitamin A để khắc phục dị tật khúc xạ ở mắt, đặc biệt là cận thị. Với các bệnh do viêm nhiễm như: mắt hột, viêm kết mạc sơ sinh, viêm loét giác mạc... ngoài việc phải giữ gìn vệ sinh sạch sẽ như: rửa mặt thường xuyên bằng khăn riêng trong nước sạch, hạn chế dụi tay lên mắt, có chế độ dinh dưỡng hợp lý với nhiều thức ăn giàu vitamin A, khi có các triệu chứng về mắt hãy đến ngay các trung tâm chuyên khoa mắt để được xử lý kịp thời.

Hãy có những hành động thiết thực và ý nghĩa để đem lại ánh sáng và niềm tin cuộc sống cho những mầm non của đất nước.

. DS. Ngọc Hòa

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chữa trị chứng co cứng cơ   (22/10/2003)
Cà phê giúp đàn ông dễ có con   (21/10/2003)
Chất béo lợi hay hại cho sức khỏe?  (20/10/2003)
Cam thảo làm giảm sinh lực của nam giới  (19/10/2003)
Tám phương pháp giúp cân bằng huyết áp  (17/10/2003)
Sẽ sớm có thuốc tránh thai cho đàn ông  (16/10/2003)
Sức khỏe đại tràng  (15/10/2003)
Những phát hiện mới nhất về ung thư   (14/10/2003)
Những thói quen làm tăng ung thư thực quản và dạ dày  (12/10/2003)
3 nhóm thảo dược trị mụn hiệu quả   (10/10/2003)
Cẩn thận với u răng   (09/10/2003)
Bệnh mắt hột   (08/10/2003)
10 điều cần tránh cho trẻ   (07/10/2003)
Nghệ thuật giáo dục trẻ em   (06/10/2003)
Sử dụng bếp gas an toàn   (05/10/2003)