Tổn thương niêm mạc do stress
16:54', 5/11/ 2003 (GMT+7)

Thảm họa là những biến cố bất ngờ xảy ra như: bão lũ, hạn hán, cháy nổ, phỏng, tai nạn giao thông... gây tổn thất về người và của, vượt quá khả năng tự bù đắp.

Nạn nhân của các vụ thảm họa thường bị chết, bị chấn thương hay mất mát tài sản có giá trị nên có một sự kích động lớn đến tâm lý - thần kinh - nội tiết, thêm vào đó là sự hoảng loạn khi tìm cách thoát khỏi tai nạn, sự lo âu cùng với trạng thái đau khổ khi thấy những thiệt hại xảy ra cho mình và những người xung quanh, sự lo lắng về tương lai sau thảm họa... đã gây nên "tổn thương niêm mạc do stress" mà trầm trọng nhất là tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.

Tổn thương này thường thấy nhất là ở niêm mạc dạ dày gồm các vết trợt, vết loét nông và sâu với các triệu chứng lâm sàng như: đau bụng, liệt ruột, nôn ra máu, chướng bụng, trong phân có máu... Biến chứng xuất huyết từ các vết loét thể hiện rõ ràng hoặc kín đáo.

Khi mất máu nhiều huyết áp hạ, mạch nhỏ; niêm mạc môi, mắt nhợt; da tái; xét nghiệm máu thấy hồng huyết cầu giảm, nếu chảy máu kín thì phải thử tìm hồng cầu ở dịch vị, ở phân. Trường hợp xuất huyết nhiều từ 1-2 lít hay hơn trong một lần chảy máu có thể gây nguy kịch cho tính mạng. Có những nạn nhân bị tổn thương niêm mạc ngay những ngày đầu sau thảm họa hay bị chảy máu tiêu hóa ở tuần thứ hai, thứ ba ngay sau đó.

Trong công tác dự phòng và điều trị các tổn thương niêm mạc phải được khám phát hiện trạng thái stress do thảm họa gây ra nhằm kịp thời an ủi trấn an nạn nhân, tạo môi trường tâm lý tin cậy, hướng dẫn người nhà luôn động viên chăm sóc các nạn nhân đồng thời mời thầy thuốc tâm thần hay các cán bộ tâm lý học tham gia công tác điều trị khi theo dõi nội trú và khi tái hòa nhập với cộng đồng.

Thuốc điều trị trong những trường hợp này là các thuốc giảm đau, an thần, thuốc kháng histamin, thuốc phong bế liệt hạch có thể dùng thêm nhóm benzodiazepin liều thấp.

Trong điều trị biến chứng chảy máu tiêu hóa phải bảo vệ niêm mạc bằng các nhóm thuốc chống acid, ức chế bơm proton, sulcrafat, bột Tam thất... Căn cứ vào tình hình mất máu để có chỉ định truyền máu đồng thời tùy tình trạng toàn thân để có thể quyết định các biện pháp can thiệp như: sử dụng nội soi ống mềm, dùng dao điện lưỡng cực gây đông vón vết loét chảy máu.

Việc sử dụng biện pháp cắt bỏ dạ dày (bán phần hay toàn bộ) cũng được đặt ra khi các biện pháp khác không hiệu quả, trong trường hợp này công tác gây mê, hồi sức phải hết sức chu đáo trước, trong và sau khi mổ.

Thảm họa gây ra không ít đau thương tang tóc cho cả cộng đồng, tử vong khi xuất huyết tiêu hóa nặng do stress còn cao nên việc dự phòng và điều trị phải được nâng cao có hiệu quả nhằm làm giảm phần nào tổn thất do thảm họa gây ra.

. DS. NGỌC HÒA

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những điều cần biết khi sử dụng máy giặt  (04/11/2003)
12 điều nên biết để có làn da trắng  (03/11/2003)
Có nên dùng nước lọc làm nước uống thường xuyên?  (02/11/2003)
4 cách chữa bệnh huyết áp cao đơn giản  (31/10/2003)
Trà đen giúp giảm cholesterol xấu   (30/10/2003)
Vì sao phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc?  (29/10/2003)
Ăn nhiều chất béo khi mang thai làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch ở con   (28/10/2003)
Co giật do sốt cao   (27/10/2003)
Những thói quen không tốt cho giấc ngủ  (26/10/2003)
Quyền được nhìn thấy   (23/10/2003)
Chữa trị chứng co cứng cơ   (22/10/2003)
Cà phê giúp đàn ông dễ có con   (21/10/2003)
Chất béo lợi hay hại cho sức khỏe?  (20/10/2003)
Cam thảo làm giảm sinh lực của nam giới  (19/10/2003)
Tám phương pháp giúp cân bằng huyết áp  (17/10/2003)