Sống tích cực là lối thoát đối với người nhiễm HIV/AIDS
19:11', 1/12/ 2003 (GMT+7)

Đại dịch AIDS đã kéo dài trên 22 năm, cướp đi trên 23 triệu sinh mạng và để lại trên toàn cầu trên 42 triệu người đang mắc phải. Rất nhiều gia đình phải chia lìa, phải tan vỡ, trẻ em bị mồ côi để lại gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Nhiều chi phí, tiền của đã bỏ ra để chống chọi với con vi rút HIV quái ác này.

Cho đến nay, thế giới đã có nhiều hiểu biết về tính chất gây bệnh và đặc điểm cấu tạo của HIV trong cộng đồng. Một trong những biện pháp đó là giúp người bị nhiễm HIV tránh lây nhiễm cho gia đình và cộng đồng bằng cách tiếp cận, tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ họ. Thế nhưng, trớ trêu thay, hiện đang có một rào cản rất lớn ngăn chúng ta thực hiện hoạt động này đó là sự kỳ thị, xa lánh, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người nhiễm và chính bản thân người nhiễm đã có những phản ứng tiêu cực, bi quan, xa lánh mọi người, thậm chí có hành vi nguy cơ làm lây lan cho người khác. Trước thực tế đó, khái niệm sống tích cực sẽ giúp cho cộng đồng hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và chính bản thân họ tự phấn đấu, có nghị lực vượt qua bệnh tật và sống có ích cho gia đình và xã hội.

Vậy sống tích cực có nghĩa là gì? Đó là khi những người nhiễm HIV/AIDS vẫn tham gia vào các hoạt động của xã hội như mọi người bình thường khác; vẫn tiếp tục học hỏi, phát triển; sống có trách nhiệm, sống có ý nghĩa và thực hiện những biện pháp chủ động để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho mọi người. Với người nhiễm HIV/AIDS trong điều kiện tinh thần và thể chất pho phép vẫn có khả năng góp sức mình cho gia đình như trông nom nhà cửa, chăm sóc mọi người, giao tiếp xã hội. Sống tích cực không có nghĩa là người bệnh luôn tìm được hạnh phúc mà chính là ở chỗ họ không bỏ cuộc trong việc tìm kiếm hạnh phúc.

Để hỗ trợ cho người nhiễm HIV sống tích cực, tất cả mọi người từ gia đình, bạn bè, hàng xóm, cơ quan, đoàn thể, chính quyền cần tạo một môi trường an toàn cho người nhiễm HIV/AIDS bắt đầu bằng tình thương, sự cảm thông, lời động viên và không xa lánh kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS. Cộng đồng còn tạo điều kiện cho người nhiễm HIV có việc làm, có thu nhập, và có cơ hội để góp phần vào hoạt động phòng lây nhiễm HIV/AIDS. Cộng đồng cần quan tâm hỗ trợ về mặt y tế như chăm sóc thuốc men, điều dưỡng; giúp người nhiễm giảm căng thẳng, lo âu, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời cho họ.

Với bản thân, người nhiễm HIV phải vượt qua những buồn chán, mặc cảm, tiếp thu kiến thức và thực hành phòng lây nhiễm HIV cũng như về chăm sóc cho bản thân, giúp cơ thể có sức khỏe để sống có ích cho gia đình và xã hội.

BS NGUYỄN THANH TRUYỀN

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Mô hình giáo dục phòng, chống AIDS cho ngư dân: Một đáp ứng đúng lúc   (30/11/2003)
Quế có ích cho bệnh nhân tiểu đường  (28/11/2003)
Ho - Các triệu chứng và cách điều trị   (27/11/2003)
Bệnh AIDS: Phòng là chính  (26/11/2003)
Mùa lạnh, nói chuyện cảm lạnh  (25/11/2003)
Biển và sức khỏe  (24/11/2003)
9 dấu hiệu báo động bệnh ung thư   (23/11/2003)
10 cách để ngủ ngon  (21/11/2003)
Bệnh thương hàn  (20/11/2003)
Để cuộc sống đơn giản hơn  (19/11/2003)
Phòng chống tác hại thuốc lá – còn lắm gian nan  (18/11/2003)
2 nguyên nhân dẫn đến sa sút trí tuệ   (17/11/2003)
Bước đột phá trong điều trị ung thư   (16/11/2003)
Cà phê có thể chống lại ung thư đại tràng   (14/11/2003)
Chiết xuất từ trà xanh có thể ngăn ngừa virus HIV   (13/11/2003)