Hậu quả do thiếu hoặc thừa vitamin A
16:32', 10/12/ 2003 (GMT+7)

Chức năng quan trọng nhất của vitamin A là tham gia vào quá trình thị giác. Biểu hiện sớm nhất của thiếu vitamin A là quáng gà, nghĩa là giảm hoặc mất khả năng nhìn khi ánh sáng yếu. Do vậy, trẻ thường hay bị vấp ngã hoặc không dám đi lại khi trời chập choạng tối và khi ánh sáng không đủ. Vitamin A còn bảo vệ niêm mạc mắt phòng chống viêm loét giác mạc, có thể dẫn tới mù lòa.

Thiếu vitamin A thể tiềm ẩn cũng ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng vì vitamin A còn có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên của trẻ, sự phân chia tế bào và phát triển, biệt hóa tế bào sinh dục, miễn dịch... Cũng do có tác dụng bảo vệ da, niêm mạc và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, vitamin A giúp phòng chống nhiều bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, nhiễm trùng hô hấp cấp, nhiễm trùng tiết niệu, chóng hồi phục các tổn thương ở da và niêm mạc... Hiện nay, người ta còn nhắc tới vai trò chống ôxy hóa (chống lại các gốc tự do có thể gây tổn thương về cấu trúc và chức năng của tế bào) của vitamin A mà đặc biệt là các caroten, do đó có thể phòng bệnh ung thư và tim mạch.

Ở nước ta hiện nay, để dự phòng thiếu vitamin A ở trẻ 6 tháng tới 36 tháng, người ta cho trẻ uống vitamin A liều cao (từ 100.000 - 200.000 đơn vị quốc tế tùy theo độ tuổi) 6 tháng một lần. Dự phòng thiếu vitamin A cho phụ nữ cho con bú bằng cách bổ sung vitamin A liều cao (200.000 đơn vị quốc tế) cho bà mẹ ngay sau khi sinh con. Người phụ nữ khi mang thai không được sử dụng viên nang vitamin A liều cao vì có khả năng gây dị dạng thai nhi. Nếu người mẹ khi mang thai hoặc cho con bú bị thiếu vitamin A thì tốt nhất nên tăng cường bằng cách ăn tăng những thực phẩm có nhiều vitamin A, cũng có thể dùng bổ sung vitamin A liều thấp hơn (dưới 8.000 đơn vị quốc tế/ngày) theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Thiếu vitamin A gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, song thừa hoặc sử dụng vitamin A không hợp lý cũng không có lợi cho sức khỏe. Dùng vitamin A liều cao hoặc liều cao kéo dài có thể gây đau đầu, buồn nôn, khô da và niêm mạc, rụng tóc, có thể còn gây tổn thương ở gan, đau xương khớp... Cũng có trường hợp trẻ có biểu hiện vàng da (nhưng không vàng mắt, phân và nước tiểu vẫn bình thường) do caroten tích tụ ở lớp mỡ dưới da. Những biểu hiện này sẽ hết đi khi ngừng thuốc. Tuy nhiên do các biểu hiện từ thừa vitamin A là không đặc hiệu, có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh nguy hiểm và có thể để lại di chứng nặng nề như viêm não, màng não, vàng da do tắc mật hay viêm gan... Khi thấy có các biểu hiện kể trên, cần đi khám bệnh ngay.

. Theo SK&ĐS

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tám lời khuyên cho người tái hôn  (09/12/2003)
Những dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng  (08/12/2003)
10 tính cách không tốt trong quan hệ vợ chồng  (07/12/2003)
Cam quýt giúp ngăn ngừa ung thư  (05/12/2003)
Âm nhạc có thể điều trị bệnh viêm khớp   (04/12/2003)
Uống thuốc vào lúc nào?  (03/12/2003)
Bước vào mùa đông  (02/12/2003)
Sống tích cực là lối thoát đối với người nhiễm HIV/AIDS  (01/12/2003)
Mô hình giáo dục phòng, chống AIDS cho ngư dân: Một đáp ứng đúng lúc   (30/11/2003)
Quế có ích cho bệnh nhân tiểu đường  (28/11/2003)
Ho - Các triệu chứng và cách điều trị   (27/11/2003)
Bệnh AIDS: Phòng là chính  (26/11/2003)
Mùa lạnh, nói chuyện cảm lạnh  (25/11/2003)
Biển và sức khỏe  (24/11/2003)
9 dấu hiệu báo động bệnh ung thư   (23/11/2003)