Rối loạn nhịp tim
16:23', 26/12/ 2003 (GMT+7)

Rối loạn nhịp là một trong những rối loạn thường gặp nhất trong số các biểu hiện bệnh tim mạch. Loạn nhịp tim có thể chỉ là gây khó chịu nhẹ cho người bệnh nhưng cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng.

Loạn nhịp tim nhiều khi không gây triệu chứng. Trong trường hợp nhịp tim quá chậm, người bệnh có thể bị chóng mặt hoặc ngất và xuất hiện các triệu chứng của suy tim như khó thở, phù mắt cá chân... Khi nhịp tim quá nhanh, các triệu chứng như trên cũng có thể xuất hiện do các buồng tâm thất không đủ thời gian giãn ra để đổ đầy máu.

Đánh trống ngực biểu hiện thường gặp nhất của loạn nhịp tim, là khi ta cảm thấy quả tim mình đang đập mạnh. Đôi khi cảm giác đánh trống ngực cũng xuất hiện ngay cả khi quả tim đang làm việc hoàn toàn bình thường. Lúc đó hoạt động điện học của tim không hề bị nhiễu loạn, chỉ đơn giản là cơ tim co bóp mạnh khiến người ta cảm nhận được mà thôi.

Đánh trống ngực do rối loạn nhịp tim có thể được mô tả rất khác nhau:

Cảm gác "hẫng hụt", xuất hiện khi có một nhát bóp đến sớm. Do thời gian được đổ đầy máu ngắn nên nhát bóp của tim chỉ bơm được một lượng máu rất ít khiến người bệnh cảm thấy hẫng hụt.

Cảm giác tim bị ngưng vài giây, thường theo sau bởi một nhịp tim đập mạnh, đôi khi như thể bị "đấm" vào ngực. Đây là biểu hiện của một lượng máu lớn được bơm ra khỏi quả tim sau thời gian đổ đầy dài hơn bình thường do tim ngưng đập trong chốc lát.

Nhiều cảm giác "hẫng hụt" liên tiếp, có thể đều hoặc không đều.

Phần lớn các trường hợp không thể phân biệt được rối loạn nhịp tim nếu chỉ dựa trên mô tả triệu chứng và khám lâm sàng. Điện tâm đồ cho thấy đặc điểm của từng loại rối loạn nhịp trong thời điểm điện tâm đồ. Máy ghi Holter được người bệnh đeo vào người với các điện cực gắn trên thành ngực sẽ ghi lại liên tục những cơn rối loạn nhịp tim trong suốt thời gian mang máy. "Thẻ tim", "máy theo dõi biến cố", thăm dò điện sinh lý học tim sẽ giúp phát hiện những trường hợp loạn nhịp chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn.

Rối loạn nhịp tim nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc do các nguyên nhân như Stress, thiếu ngủ, sử dụng chất kích thích như cà phê, trà, đồ uống có ga, thuốc lá, sôcôla, rượu, một số loại thuốc chữa bệnh...

Hãy đến gặp bác sĩ nếu đánh trống ngực kéo dài kèm theo các triệu chứng sau:

Đánh trống ngực kèm theo cảm giác chóng mặt hoặc choáng ngất, thể hiện tình trạng lưu lượng tim bị sút giảm.

Đánh trống ngực kèm theo khó thở, đau ở ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc ở lưng.

Đánh trống ngực xuất hiện khi mới sử dụng một loại thuốc nào đó.

Đánh trống ngực xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như sút cân, mệt mỏi kéo dài, đánh trống ngực kèm theo đau đầu, vã mồ hôi.

. Theo HanoiTV

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ba món ăn – ba bài thuốc hồi xuân cho quý ông   (25/12/2003)
Thực đơn tăng cường miễn dịch  (24/12/2003)
4 điều cần tránh để sống lâu  (23/12/2003)
Giữ ấm mũi họng trong mùa đông  (22/12/2003)
Làn da và biểu hiện sắc đẹp  (21/12/2003)
Những thói quen ăn uống có hại cho da   (19/12/2003)
Để trở thành nàng dâu tuyệt vời  (18/12/2003)
Bệnh ung thư cổ tử cung  (17/12/2003)
Những nhóm thực phẩm không nên ăn chung  (16/12/2003)
Mật ong kỳ diệu   (15/12/2003)
Làm gì để có trí nhớ tốt?  (14/12/2003)
Hoa quả không thể thay thế cho rau xanh  (12/12/2003)
Khi sự cố xảy ra với trẻ  (11/12/2003)
Hậu quả do thiếu hoặc thừa vitamin A   (10/12/2003)
Tám lời khuyên cho người tái hôn  (09/12/2003)