Bệnh sởi
17:29', 12/3/ 2003 (GMT+7)

Sởi là một bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em. Bệnh xuất hiện vào mùa đông- xuân. Bệnh sởi do virut Morbillivirus thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Virut sởi xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp. Thường lây do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết hoặc đồ vật bị nhiễm chất tiết của người bệnh.

Thời gian ủ bệnh từ 7-18 ngày. Sau chuyển sang giai đoạn tiền sử: Trẻ sốt cao nhiệt độ từ 380C trở lên kèm theo các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, viêm kết mạc (mắt đỏ, sổ mũi, ho, đi tướt, họng đỏ…). Tróng môi, má có chấm trắng bằng đầu kim mọc rải rác (dấu hiệu Koplick). Những triệu chứng này tồn tại 3-5 ngày rồi chuyển sang giai đoạn phát ban. Ban sởi mọc thứ tự từ trên xuống: bắt đầu ở sau tai rồi ra mặt, ban đỏ, bằng lá bèo tấm, ấn lặn, rải rác hoặc từng vùng, da xung quanh bình thường. Rồi ban lan xuống thân, ra hai cánh tay cuối cùng xuống chân. Sởi bay cũng tuần tự như khi mọc, vẩy li ti như phấn, để lại những vết thâm (da hổ). Sốt lui dần, nếu trẻ sốt lại phải dè chừng những biến chứng sau sởi.

Sởi là một bệnh rất nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ và đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng. Ở những trẻ này tình trạng SDD sẽ nặng thêm, sự thiếu hụt Vitamin A trầm trọng dẫn đến trẻ bị biến chứng sởi nặng, mù lòa hoặc tử vong.

Biến chứng của sởi thường gặp: Do sự bội nhiễm của vi khuẩn làm viêm tai giữa, viêm phổi đủ các thể loại, viêm thanh khí quản và tiêu chảy. Biến chứng về thần kinh thường gặp là viêm não sau sởi, trẻ hôn mê co giật đưa đến tử vong. Hoặc để lại di chứng về thần kinh hay tinh thần.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất. Lưu hành trong vùng dân cư dễ bùng phát thành dịch. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu điều trị sởi. Song bệnh sởi có thể phòng ngừa bằng vaccine. Để đề phòng bệnh sởi lây lan thành dịch lớn, chúng ta phải phát hiện sớm trẻ mắc bệnh khi chưa mọc ban sởi đồng thời cách ly trẻ bệnh càng sớm càng tốt, nhất là ở nhà trẻ, trường học. Thời gian cách ly khoảng 15 đến 18 ngày. Chủng ngừa bằng vacxin sởi cho trẻ sẽ tạo miễn dịch chủ động 95%. Đây là biện pháp phòng bệnh chủ động tích cực nhất.

. BS Nguyễn Thị Bảy

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thuốc điều trị cho người bệnh bảo hiểm y tế ngày càng được cải thiện   (12/03/2003)
Cách xoa bóp và thư giãn để giảm căng thẳng thần kinh   (11/03/2003)
12 bí quyết giúp nam giới khỏe mạnh  (10/03/2003)
Các nguyên tắc ăn uống để giữ gìn sức khỏe  (10/03/2003)
Môi trường làng nghề ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe   (09/03/2003)
Các phương pháp bảo vệ sức khỏe tuổi trung niên  (07/03/2003)
Chữa mồ hôi tay bằng phương pháp nội soi  (06/03/2003)
Đi tìm thuốc trường thọ  (05/03/2003)
Đàn ông hãy cẩn thận với ung thư... tinh hoàn  (05/03/2003)
Một số bí quyết để giảm cân  (04/03/2003)
Đề phòng nhiễm giun lươn do tiếp xúc với đất  (03/03/2003)
Chuột máy tính có thể gây hại cho bàn tay và cổ  (03/03/2003)
Đi xe đạp làm giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ  (21/02/2003)
Sử dụng aspirin thế nào để giảm áp huyết ?  (21/02/2003)
Rau ngải, món ăn, vị thuốc  (21/02/2003)