Tác hại của môi trường lao động đến tim mạch
16:54', 19/3/ 2003 (GMT+7)

Trong các nhà máy, các công trường, nhiều công nhân có triệu chứng nhức đầu, khó thở, buồn nôn… trường hợp nặng thì mê man, bất tỉnh. Tình trạng này có thể qua loa vài buổi rồi khỏi nhưng có khi lại kéo dài và sinh ra bệnh tật hoặc nguy gây nguy hiểm nếu không được cứu chữa kịp thời. Bởi vậy, ngoài những yếu tố di truyền, nguyên nhân bệnh tim mạch có thể là do cách sống, chế độ ăn uống, độc hại về mặt hóa-vật lý học, khí hậu…

Rung chuyển tần số cao có thể gây tổn thương mao mạch đầu các ngón tay qua biểu hiện của hội chứng Raynaud nghề nghiệp. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ, công nhân đẽo gọt đá, thợ xúc, xay, nghiền, thao tác với các loại máy rung tay. Hầu hết người mắc bệnh này thường là do tiếp xúc với độ rung chuyển quá nhiều dẫn đến hiện tượng xanh tím ở đầu ngón tay, hay bị cơn sốc ngoại biên do rung chuyển hoặc ngón tay chết.

Điều kiện thiết bị máy móc không đúng qui cách an toàn. Qui trình không được tôn trọng, nội qui vệ sinh chung và vệ sinh lao động không được chấp hành.

Không khí nén

Thợ lặn hay công nhân lao động ở trong điều kiện không khí nén, khi nhanh chóng trở lại môi trường không khí áp lực bình thường có thể bị tai biến giảm áp. Bởi trong quá trình tăng áp lực, khí nitơ hòa tan bão hòa trong máu và các tổ chức. Khi giảm áp nhanh, bọt khí ni tơ được hình thành trong máu và gây hiện tượng tắc nghẽn mạch.

Nhiệt độ cao

Công nhân lao động ở các lò cao, xí nghiệp thuỷ tinh, nhà máy cán thép, trong các hầm lò hoặc ở khí hậu nhiệt đới thường phải tiếp xúc với nhiệt độ cao. Để thích ứng với môi trường lao động này, cơ thể phải thải nhiệt chủ yếu qua đường mồ hôi bay hơi. Hiện tượng này diễn ra một cách thuận lợi nhờ các mao mạch giãn, lưu lượng máu tăng, hậu quả là tăng nhịp tim và huyết áp do hệ thống tuần hoàn tăng lên.

Công nhân bị bệnh tim mạch không dễ gì thích ứng với những biến đổi đó. Vì vậy, khi lao động trong môi trường nóng, những người bị bệnh tim mạch sẽ gặp nhiều hậu quả xấu.

Lạnh

Độ ẩm quá cao làm tăng ảnh hưởng của khí hậu vì ở nhiệt độ cao, độ ẩm cản trở sự bay hơi và mất nhiệt. Ở nhiệt độ thấp, lạnh, độ ẩm làm ẩm ướt quần áo và sự mất nhiệt lại được tăng cường. Hơn nữa, khi khí ẩm bốc lên thì chất độc dễ lan toả và người công nhân dễ mắc bệnh.

Lao động thể lực nặng, kéo dài

Khi lao động thể lực nặng, trong cơ thể xuất hiện hai hiện tượng sinh lý: xuất mồ hôi ở da, mạch máu ở dưới da nở giãn to hơn và máu lưu thông nhanh hơn dễ tạo điều kiện bụi và chất độc bám vào cơ thể qua da. Tốc độ xâm nhập càng tăng thì sự lưu thông máu dưới da cũng tăng.

Hóa chất độc

Tác hại của hóa chất độc ảnh hưởng lên hệ tim mạch trực tiếp hay gián tiếp.  Các chất độc hại có thể gây giãn mạch, tụt huyết áp, tăng nhịp tim hoặc làm tổn thương hệ thống hô hấp hay thần kinh, làm tăng huyết áp từ đó ảnh hưởng tới tim.

Áp lực không khí thấp

Người lao động ở độ cao như trên máy bay hoặc trong vũ trụ, khi độ cao càng tăng thì áp lực khí quyển càng giảm. Kết quả là cơ thể thiếu oxi. Muốn lấy oxi cho đủ thì cơ thể phải tăng nhịp thở và do đó tăng cả nhịp tim. Hệ tim mạch phải chịu đựng một sự gắng sức.

Do các điều kiện bất lợi trên mà có thể dẫn tới những bệnh liên quan đến tim như bệnh thấp tim, bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh về mạch máu não, bệnh về mạch bạch huyết và tĩnh mạch.

Vì vậy, không nên lao động quá sức. Khi lao động, cần tạo vị trí lao động thoải mái như di chuyển liên tục, đi lại xung quanh máy. Nên hạn chế tiếp xúc với rung chuyển như thao tác búa hơi, khoan hơi, vận hành máy móc nặng. Thường xuyên khám bệnh theo định kỳ để phát hiện bệnh. Ngoài ra, trước khi làm việc, người lao động hoặc người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra không khí trong máy móc, thường xuyên bảo đảm vệ sinh an toàn lao động. Bên cạnh đó phải thường xuyên kiểm tra máy móc và hệ thống thông hút gió tránh việc ống đưa không khí bụi từ bên ngoài gây ảnh hưởng sức khỏe người công nhân. Người sử dụng lao động phải trang bị cho người lao động phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân và vệ sinh hoàn cảnh như mặt nạ, máy móc phải có miếng chắn bụi tránh mảnh tiện văng vào mắt, người lao động phải mặc đồ bảo hộ lao động khi làm việc, khẩu trang cản bụi, găng tay và đặc biệt không hút thuốc lá trong nơi làm việc.

. Hiểu Lân
Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Trung tâm da liễu: Nỗ lực phòng chống bệnh phong  (19/03/2003)
Xã hội hóa y học cổ truyền ở xã Cát Lâm  (18/03/2003)
Ở lằn ranh của sự sống và cái chết  (18/03/2003)
Thương tích do tai nạn – đã đến lúc báo động  (17/03/2003)
Quyền trẻ em ngày càng được khẳng định  (16/03/2003)
Triệt để hơn, hiệu quả hơn với bệnh sởi  (16/03/2003)
Bộ Y tế thành lập Ban đặc nhiệm để ứng phó với bệnh cúm do virus lạ  (14/03/2003)
Làm gì khi con bạn béo phì?  (14/03/2003)
Xuất hiện biến thể mới của virus Code Red II và Yaha  (13/03/2003)
Khi nào nên bắt đầu lại quan hệ vợ chồng?  (13/03/2003)
Thật đơn giản để có làn da đẹp  (13/03/2003)
Nhiều tác hại từ chứng nghiện trò chơi vi tính!  (12/03/2003)
Người cầu toàn khó có hạnh phúc gia đình  (12/03/2003)
Lẩu điện và an toàn điện  (12/03/2003)
Ăn nhiều trứng có thể tránh ung thư vú  (12/03/2003)