Bệnh thủy đậu
16:58', 19/3/ 2003 (GMT+7)

Bệnh thủy đậu nói chung là hiền, nhưng nếu không điều trị đúng cách có thể gây biến chứng nặng, kể cả tử vong.

Mùa của bệnh thủy đậu hàng năm là từ tháng 10 đến tháng 6, đặc biệt là tháng 2 và tháng 3.

Với những triệu chứng như nổi bóng nước rải rác, toàn thân hoặc sốt, ho trước khi phát bệnh vài ngày, bệnh thủy đậu (còn gọi là phong rạ hoặc trái rạ) rất dễ nhận biết. Những bóng nước mới đầu có dịch trong (lúc bị bội nhiễm gây đục), sau đó sẽ lành và bong vảy. Thường khi khỏi không để lại sẹo. Chỉ có những trường hợp do ngứa, trẻ gãi vào những nốt phỏng, gây bội nhiễm mới để lại sẹo . Trẻ mắc bệnh này sẽ khỏi sau 5-7 ngày nếu được điều trị đúng cách. Hầu hết chỉ cần đến khám rồi chăm sóc trẻ tại nhà theo chỉ định của bác sĩ chứ không cần thiết nhập viện. Bệnh thủy đậu nằm trong nhóm lây mạnh. Bệnh do siêu vi trùng gây ra, lây chủ yếu qua đường hô hấp. Siêu vi từ đường hô hấp người bệnh ho ra không khí, những người tiếp xúc với không khí có chứa vi trùng đó sẽ bị lây. Một số ít trường hợp bị lây do tiếp xúc với bóng nước có chứa siêu vi trùng. Bệnh thủy đậu nếu không được điều trị đúng cách hoặc sức đề kháng của trẻ yếu dễ gây những biến chứng rất nặng như: bội nhiễm da làm nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não… Những trường hợp này nếu không được xử lý kịp thời rất dễ dẫn tới tử vong.

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thủy đậu là chủng ngừa cho trẻ. Một số ít trường hợp trẻ chủng ngừa rồi mà vẫn mắc bệnh thì cũng chỉ bị bệnh nhẹ chứ không gây biến chứng. Trẻ ở độ tuổi từ 12 đến 18 tháng tuổi chủng ngừa là tốt nhất, nhưng nếu chưa thực hiện thì vẫn có thể chủng ngừa bất cứ lúc nào. Thực tế cho thấy, hầu hết trẻ không được chích ngừa đều mắc bệnh thủy đậu. Có những trường hợp suốt tuổi thơ không bị nhưng về sau lại bị. Khi lớn nếu mắc bệnh thủy đậu, bệnh sẽ nặng hơn, đặc biệt ở những phụ nữ mang thai có thể gây chết thai, thai bị dị tật… Đối với trẻ mắc bệnh thủy đậu nên cho trẻ uống nhiều nước, cách ly với những trẻ không bị bệnh, đặc biệt phải cách ly tuyệt đối với những phụ nữ đang mang thai. Khi trẻ có những nốt rạ xuất hiện, lan nhanh, sốt cao, nốt rạ hóa mủ, lan nhanh; trẻ lơ mơ, co giật cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được điều trị nhằm tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

(Theo Báo Người Lao động)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bài tập thể dục để làm tan lớp mỡ ở bụng  (19/03/2003)
Tác hại của môi trường lao động đến tim mạch  (19/03/2003)
Trung tâm da liễu: Nỗ lực phòng chống bệnh phong  (19/03/2003)
Xã hội hóa y học cổ truyền ở xã Cát Lâm  (18/03/2003)
Ở lằn ranh của sự sống và cái chết  (18/03/2003)
Thương tích do tai nạn – đã đến lúc báo động  (17/03/2003)
Quyền trẻ em ngày càng được khẳng định  (16/03/2003)
Triệt để hơn, hiệu quả hơn với bệnh sởi  (16/03/2003)
Bộ Y tế thành lập Ban đặc nhiệm để ứng phó với bệnh cúm do virus lạ  (14/03/2003)
Làm gì khi con bạn béo phì?  (14/03/2003)
Xuất hiện biến thể mới của virus Code Red II và Yaha  (13/03/2003)
Khi nào nên bắt đầu lại quan hệ vợ chồng?  (13/03/2003)
Thật đơn giản để có làn da đẹp  (13/03/2003)
Nhiều tác hại từ chứng nghiện trò chơi vi tính!  (12/03/2003)
Người cầu toàn khó có hạnh phúc gia đình  (12/03/2003)