Chữa cận thị không cần mang kính
16:18', 20/3/ 2003 (GMT+7)

Với những người mắc các tật khúc xạ mắt, đặc biệt là cận thị, việc chọn một chiếc kính gọng hay sát tròng xem ra tiện lợi hơn nhiều với cách khắc phục bằng phẫu thuật để không cần mang kính. Tuy vậy, do đòi hỏi nghề nghiệp hay sở thích, một số người vẫn có nhu cầu tìm đến giải pháp này. Xuất phát từ các thầy thuốc Liên Xô cũ, phương pháp rạch giác mạc hình nan hoa tuy không còn phổ dụng trên thế giới nhưng vẫn còn được áp dụng ở nước ta, do không đòi hỏi kỹ thuật cao.

Bằng dao kim cương, người ta rạch trên giác mạc những đường hình nan hoa tỏa ra từ trung tâm (thường là 4 đường). Khi lành sẹo, các vết rạch sẽ kéo phẳng, do đó làm giảm độ hội tụ của giác mạc, nguyên nhân gây cận thị trước đó. Tuy đơn giản nhưng phương pháp này có khuyết điểm lớn là rất khó ngăn các vết sẹo tiếp tục làm phẳng giác mạc, có thể đẩy đôi mắt bệnh nhân sang một tật khúc xạ mắt khác có cơ chế ngược lại: viễn thị. Mặt khác, phương pháp cũng chỉ áp dụng được ở những người cận dưới 5 độ. Cũng có thể chữa cận thị bằng các tia laser. Người ta dùng laser eximer gọt một lớp mỏng trên giác mạc cũng cùng mục đích làm phẳng chúng lại. Nhưng sau khi mổ, một số bệnh nhân nhìn vẫn còn mờ hoặc bị lóa mắt vào ban đêm và phải đeo kính râm chống nắng một thời gian để đảm bảo an toàn cho quá trình lành sẹo. Thị lực cũng đòi hỏi thời gian vài tháng mới phục hồi hoàn toàn. Lasik, phương pháp thứ 3 có nhiều cải tiến để giải tỏa càng nhiều càng tốt sự chịu đựng của bệnh nhân bằng cách cắt một phiến giác mạc mỏng lật lên rồi dùng laser đốt một lớp giác mạc, sau đó đậy mảnh giác mạc lại như cũ. Với cách làm này, bệnh nhân ít đau, có thể xuất viện ngay và lấy lại khả năng thị lực rất nhanh. Tuy vậy, ưu điểm này sẽ không còn nếu không gặp được các kỹ thuật viên có tay nghề cao vì phẫu thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và khá phức tạp. Ngoài ra, còn một số phương pháp khác nhiều ưu điểm hơn nhưng vượt xa khả năng kỹ thuật ở nước ta, nhất là khá đắt tiền.

Dù với lựa chọn nào, nên lưu ý mọi phẫu thuật đều không thể đảm bảo 100% không gây tai biến, thậm chí thất bại. Mặt khác, những bệnh nhân có các bệnh khác về mắt như tăng nhãn áp, viêm bồ đào… nên chữa trị hoàn toàn rồi mới chữa cận thị.

. Bs Đỗ Minh Tuấn
Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bệnh ghen !  (20/03/2003)
Thành công bước đầu của một câu lạc bộ phòng, chống tác hại của thuốc lá  (20/03/2003)
Đan sâm ẩm – một loại trà dược quý  (20/03/2003)
Ăn ít giúp trí não người già khỏe mạnh  (19/03/2003)
Bệnh thủy đậu  (19/03/2003)
Bài tập thể dục để làm tan lớp mỡ ở bụng  (19/03/2003)
Tác hại của môi trường lao động đến tim mạch  (19/03/2003)
Trung tâm da liễu: Nỗ lực phòng chống bệnh phong  (19/03/2003)
Xã hội hóa y học cổ truyền ở xã Cát Lâm  (18/03/2003)
Ở lằn ranh của sự sống và cái chết  (18/03/2003)
Thương tích do tai nạn – đã đến lúc báo động  (17/03/2003)
Quyền trẻ em ngày càng được khẳng định  (16/03/2003)
Triệt để hơn, hiệu quả hơn với bệnh sởi  (16/03/2003)
Bộ Y tế thành lập Ban đặc nhiệm để ứng phó với bệnh cúm do virus lạ  (14/03/2003)
Làm gì khi con bạn béo phì?  (14/03/2003)