1. Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Trong trường hợp cần tiếp xúc với người bệnh phải dùng các phương tiện phòng hộ như khẩu trang, găng tay, mũ...
2. Cách ly nguồn bệnh, tiệt trùng, tẩy uế khu vực có nguồn bệnh bằng dung dịch Chloramin B. Hấp sấy, khử trùng các dụng cụ, phương tiện, các vật liệu, trang bị đã dùng.
3. Phát hiện sớm, chính xác và đầy đủ bằng đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng của người bệnh và người mang mầm bệnh không triệu chứng để tổ chức cách ly và điều trị kịp thời, quản lý đến từng cá nhân, từng hộ gia đình.
4. Không tập trung, tổ chức các cuộc họp báo, mít tinh đông người khi không cần thiết tại khu vực có nguy cơ lây lan dịch.
5. Tổ chức cách ly, điều trị triệt để tại các cơ sở khám chữa bệnh đang có bệnh nhân. Tiến hành các biện pháp tăng thêm sự lưu thông, thoáng đãng không khí trong khu nhà ở, trường học, buồng bệnh, giãn rộng khoảng cách khu làm việc, giường ngủ trong thời gian có dịch.
6. Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường hô hấp, các thuốc sát trùng tổng hợp để bảo vệ niêm mạc đường hô hấp trên.
7. Khi có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp phải được theo dõi và điều trị kịp thời. 8. Các viện VSDT/Pasteur, các trung tâm y tế dự phòng, các cơ sở khám chữa bệnh (đặc biệt là các khoa truyền nhiễm, khoa cấp cứu, hồi sức), ngành dược triển khai kế hoạch chuẩn bị ứng phó khi có tình huống.
9. Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, vệ sinh mũi họng bằng các dung dịch sát khuẩn đường hô hấp, các thuốc sát trùng tổng hợp để bảo vệ niêm mạc đường hô hấp trên.
10. Thực hiện đúng chế độ giám sát dịch bệnh, chế độ báo cáo dịch theo quy chế thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 6-12-2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
|