Nhân ngày thế giới phòng chống lao 24/3:
Xin đừng chủ quan với bệnh lao
17:37', 25/3/ 2003 (GMT+7)

“Bệnh lao đi kèm với người nghèo”, xu hướng này không còn đúng với tình hình bệnh lao ở nước ta nói chung và Bình Định nói riêng. Hiện nay, ở Bình Định, các thành phần mắc lao có tỷ lệ tương đồng nhau. Một số đối tượng tình hình mắc lao cao và diễn biến phức tạp như người nhiễm HIV, dân cư đô thị, trong đó có đội ngũ cán bộ viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội chống lao quốc tế nhân ngày thế giới phòng chống lao 24/3/2003, hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng 30% số bệnh nhân lao tiến triển được chẩn đoán và điều trị trong chương trình DOTS. Một trở ngại cho chương trình chống lao là người có bệnh lao đến giai đoạn nặng mới đi khám tại các cơ sở y tế gây khó khăn trong công tác điều trị và tốn kém. Trong khi đó, công tác truyền thông chưa phủ kín tất cả các đối tượng trong cộng đồng, “còn trống” với các thành phần như người giàu hoặc một số đối tượng được xem là ít có nguy cơ mắc lao. Vì vậy, việc tăng cường phát hiện bệnh nhân lao có vi trùng là yếu tố then chốt để đảm bảo khống chế bệnh lao lưu hành.

Chính những lý do này, chương trình chống lao càng gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu quản lý của Bệnh viện chuyên khoa Lao, năm 2002, toàn tỉnh phát hiện mới 2.302 bệnh nhân, nâng tổng số bệnh nhân lao đang điều trị lên 6.330 người, trong đó có không ít bệnh nhân là cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, chiến sĩ quân đội, công an và cả nhân viên y tế. Đặc biệt, hầu hết những ca bệnh khi đến khám, nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng, có người rất nặng, thậm chí tử vong. Qua trao đổi với một số cán bộ của Bệnh viện chuyên khoa Lao, chúng tôi được biết: đa số những bệnh nhân trong trường hợp này trước lúc vào Bệnh viện chuyên khao Lao đã đi điều trị ở một vài cơ sở y tế khác như bác sĩ tư, y tế cơ quan. Hướng điều trị ở những nơi này đều dùng thuốc không đặc hiệu cho bệnh, sau một thời gian điều trị không khỏi mới đến Bệnh viện chuyên khoa Lao. Đa số bệnh nhân cận lâm sàng không rõ ràng, xét nghiệm BK âm tính nên cũng chỉ hướng điều trị nghi lao, một số đến bệnh viện xác định BK dương tính thì bệnh đã nặng nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Theo các nhà chuyên môn, dù rằng các yếu tố dịch tễ để xác định nguy cơ lao của đối tượng cán bộ viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang là chưa rõ ràng, nhưng với thực tế hiện nay, chúng tôi cho rằng: các đối tượng này không được chủ quan mà hãy cảnh giác cao độ với bệnh lao vì những lí do sau:

- Điều kiện tiếp xúc rộng rãi hàng ngày với nhiều đối tượng trong cộng đồng không thể tránh khỏi nguy cơ lây bệnh từ nhiều nguồn bệnh, nhất là số cán bộ hoạt động ở những vùng đô thị, vùng có nguy cơ bệnh lao cao.

- Một số đối tượng sống trong điều kiện sinh hoạt ăn ở, học tập chung, tập thể như quân đội, chiến sĩ, học sinh ký túc xá... là điều kiện thuận lợi tiếp xúc thường xuyên giữa người bệnh lao (chưa phát hiện được) với người bình thường, tạo đà cho bệnh lao phát triển nhanh.

- Khả năng miễn dịch với bệnh tật của một số đối tượng chưa cao. Một số đối tượng vì điều kiện nghề nghiệp cần tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân như cán bộ y tế, chiến sĩ công an đấu tranh chống tệ nạn xã hội... cũng là nguy cơ bệnh lao cao.

Với những lí do trên, chúng ta không được chủ quan. Nếu thấy có một số triệu chứng nghi lao cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa lao khám và điều trị sớm, tránh những điều đáng tiếc xảy ra. Nhân chiến dịch phòng chống lao hưởng ứng ngày quốc tế phòng chống lao 24/3/2003 với chủ đề: “DOTS chữa khỏi cho tôi và chữa khỏi cho bạn” là dịp mỗi cán bộ viên chức cần nhìn nhận trách nhiệm của mình đối với sức khoẻ bản thân và cộng đồng trong việc phòng chống bệnh lao.

. Như Hớn

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
9 triệu chứng tố cáo bệnh trầm cảm  (23/03/2003)
10 điều hướng dẫn phòng chống viêm đường hô hấp cấp do vi-rút  (21/03/2003)
Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng đến đời sống của con người  (21/03/2003)
Giáo dục nhân cách lứa tuổi vị thành niên  (20/03/2003)
Chữa cận thị không cần mang kính  (20/03/2003)
Bệnh ghen !  (20/03/2003)
Thành công bước đầu của một câu lạc bộ phòng, chống tác hại của thuốc lá  (20/03/2003)
Đan sâm ẩm – một loại trà dược quý  (20/03/2003)
Ăn ít giúp trí não người già khỏe mạnh  (19/03/2003)
Bệnh thủy đậu  (19/03/2003)
Bài tập thể dục để làm tan lớp mỡ ở bụng  (19/03/2003)
Tác hại của môi trường lao động đến tim mạch  (19/03/2003)
Trung tâm da liễu: Nỗ lực phòng chống bệnh phong  (19/03/2003)
Xã hội hóa y học cổ truyền ở xã Cát Lâm  (18/03/2003)
Ở lằn ranh của sự sống và cái chết  (18/03/2003)