Trẻ thiếu ngủ ảnh hưởng xấu tới não
17:58', 26/3/ 2003 (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Avib (Israel) khuyên người làm cha mẹ không nên thường xuyên chấp thuận yêu cầu được đi ngủ muộn của con cái. Chợp mắt ít đi, dù chỉ là một giờ, cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng trí tuệ của trẻ.

Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu thói quen ngủ của 77 học sinh độ tuổi 10-11. Các cháu được theo dõi cả về thời điểm lên giường đi ngủ và số lần tỉnh giấc giữa đêm. Họ cũng yêu cầu trẻ ngủ thêm 1 giờ hoặc ngủ bớt đi 1 giờ trong vòng vài đêm, kết quả cho thấy, những cháu ngủ ít đi 1 giờ thường hay bị mệt mỏi vào các buổi tối, và đạt điểm kém hơn nhiều trong các cuộc thử nghiệm độ sắc bén của trí tuệ (khả năng phản ứng nhanh và trí nhớ).

Bác sĩ Avi Sadeh, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu, nhận xét: “Các công trình trước đó cho thấy, trẻ em ngày càng ngủ ít đi. Cha mẹ hoặc nhân viên chăm sóc trẻ có thể phát hiện nhu cầu ngủ thích hợp của từng cháu bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn thời gian ngủ và theo dõi những thay đổi trong hành vi cũng như cảm giác thoải mái của chúng. Bằng cách này ta có thể tìm được nhu cầu tối ưu của trẻ.

Một nghiên cứu độc lập khác cũng phát hiện mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ với chứng hiếu động thái quá và thiếu tập trung (ADHD) ở trẻ.

. (Theo Thời báo Ngân hàng)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Mùi thơm cũng có hại cho sức khỏe  (26/03/2003)
Phú Sơn: Người dân lại sống cùng bụi đá  (26/03/2003)
Liệu pháp mới chữa khối u não  (25/03/2003)
Bệnh đau lưng và những liên quan đến não bộ  (25/03/2003)
Mức bức xạ mặt trời gia tăng  (25/03/2003)
Những điều cần biết về chứng vàng da ở trẻ sơ sinh  (25/03/2003)
Chinh phục hàng rào bảo vệ não bộ  (24/03/2003)
A xít mật - thủ phạm gây bệnh ung thư đại tràng, ruột kết  (24/03/2003)
Xin đừng chủ quan với bệnh lao  (25/03/2003)
9 triệu chứng tố cáo bệnh trầm cảm  (23/03/2003)
10 điều hướng dẫn phòng chống viêm đường hô hấp cấp do vi-rút  (21/03/2003)
Biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng đến đời sống của con người  (21/03/2003)
Giáo dục nhân cách lứa tuổi vị thành niên  (20/03/2003)
Chữa cận thị không cần mang kính  (20/03/2003)
Bệnh ghen !  (20/03/2003)