Các rối loạn phân ly: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
18:1', 2/4/ 2003 (GMT+7)

Gần đây ở trường PTTH Võ Giữ huyện Hoài Ân có hiện tượng nhiều học sinh, nhất là giới nữ bị bệnh tập thể phản ứng dây chuyền. Biểu hiện bằng nhóm các triệu chứng: hốt hoảng, lo âu, sợ hãi, có cảm giác tức ngực, khó thở, tê cứng chân tay, đau bụng và buồn nôn với các mức độ khác nhau. Rối loạn này đã được các bác sĩ ở Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tỉnh chẩn đoán là bệnh “Rối loạn phân ly” tên gọi cũ là bệnh “Hysteria”. Vậy bệnh rối loạn phân ly (RLPL) là gì? RLPL là một trong các rối loạn tâm thần, xảy ra đột ngột, có tính tạm thời của ý thức, cảm xúc hoặc của hành vi vận động của bản thân. Căn nguyên của bệnh là những sang chấn tâm thần (căng thẳng tâm lý) đa dạng và phức tạp. Các sang chấn đó thường là những vấn đề mà cá nhân, tập thể không thể giải quyết được, không chịu đựng được, khiến cho mối quan hệ của cá nhân, tập thể đối với môi trường sinh hoạt hiện tại bị rối loạn. Nếu không được giải thích, giúp đỡ thì các triệu chứng tâm thần và cơ thể sẽ hình thành. Do đó số người có cùng môi trường sống, sinh hoạt, bị tác động tiêu cực của cùng một sang chấn tâm lý, kết hợp với một cá nhân đã từng có RLPL từ trước sẽ gây ra phản ứng RLPL dây chuyền. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ bị lây bệnh. Nếu những cá nhân có nhân cách vững, làm chủ được bản thân trước tác nhân tâm lý thì ít khi thấy họ bị hoặc lây bệnh này. Ngược lại ở người có nhân cách yếu, không vượt được khó khăn gặp phải trong học tập, lao động, sinh hoạt, công tác… thì họ dễ bị bệnh và dễ bị lây RLPL từ người khác truyền qua theo cơ chế “tự ám thị” và “bị ám thị”. Bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam.

Đại đa số các trạng thái RLPL khởi đầu đột ngột, có thể có phản ứng tập thể xảy ra nhanh chóng. Nếu được xử trí hợp lý thì bệnh cũng thoái lui nhanh, không để lại di chứng tâm thần. Nhưng cũng có trường hợp kéo dài vài tuần, hoặc dài hơn.

Để điều trị các RLPL, có nhiều phương pháp: Đối với những trường hợp nhẹ thì giải thích hợp lý để giúp người bệnh hiểu được tác hại của các sang chấn tinh thần gây cho họ bị bệnh. Đồng thời phải bồi dưỡng nhân cách để người bệnh tự đấu tranh giải thoát trạng thái ý thức, vận động đang bị rối loạn nhất thời của mình. Đối với trường hợp nặng, có thể dùng một số thuốc bình thần kết hợp các nghiệm pháp tâm lý cần thiết như giải thích hợp lý, ám thị trực tiếp hoặc gián tiếp để giúp người bệnh thoát cơn. Những trường hợp nặng, tái phát hoặc kéo dài nên gửi người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám chẩn đoán xác định phân loại RLPL, để có hướng điều trị phù hợp.

Phòng bệnh:

- Đối với cá nhân phải luôn tăng cường rèn luyện nhân cách và thể lực. Gia đình, nhà trường và xã hội tăng cường giáo dục, quản lý con em mình, bồi dưỡng nhân cách, lối sống tốt đẹp, lành mạnh, biết khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, công tác.

- Đối với tập thể, do con đường gây bệnh là “tự ám thị” và “bị ám thị” nên khi tập thể ở trong cùng một môi trường bị sang chấn tâm thần, cần kịp thời khống chế, ngăn cản tác hại của nó. Vì vậy cần cách ly ngay người bệnh bị RLPL đầu tiên, không cho hoặc hạn chế mọi người tiếp cận với người bệnh đó để tránh dẫn đến gây “bệnh tập thể”.

. BS. Trương Quốc Hiền

(Bệnh viện Tâm thần Bình Định)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ðể giữ sức khoẻ, hãy nhớ "7 không"  (01/04/2003)
Chọn mùa để sinh con theo ý muốn  (31/03/2003)
Khi nước tiểu đục trắng  (30/03/2003)
Những thức ăn kiêng của bệnh nhân viêm gan  (30/03/2003)
Chăm sóc đôi chân trong mùa hè  (28/03/2003)
Phân biệt ho  (27/03/2003)
10 điều ghi nhớ trong việc giáo dục con cái  (27/03/2003)
Tăng cường truyền thông phòng chống lao  (27/03/2003)
Trẻ thiếu ngủ ảnh hưởng xấu tới não  (26/03/2003)
Mùi thơm cũng có hại cho sức khỏe  (26/03/2003)
Phú Sơn: Người dân lại sống cùng bụi đá  (26/03/2003)
Liệu pháp mới chữa khối u não  (25/03/2003)
Bệnh đau lưng và những liên quan đến não bộ  (25/03/2003)
Mức bức xạ mặt trời gia tăng  (25/03/2003)
Những điều cần biết về chứng vàng da ở trẻ sơ sinh  (25/03/2003)