Vai trò của gia đình đối với sức khỏe trẻ em
18:22', 6/4/ 2003 (GMT+7)

Trẻ em sau khi ra đời, ở mỗi độ tuổi đều có những đặc điểm sinh trưởng riêng về mặt sinh lý và tâm lý. Chính vì vậy mà vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ từ khi mới sinh cho đến tuổi trưởng thành. Trẻ có khỏe mạnh mới ngăn chặn được những bệnh không đáng có và những chuyện bất trắc. Sức khỏe của trẻ được chia ra các thời kỳ sau:

Thời kỳ sơ sinh: trọng điểm bảo vệ sức khỏe cho trẻ là được giữ ấm và bú sữa mẹ, chăm sóc rốn cẩn thận.

Thời kỳ trẻ thơ (từ lúc ra đời đến chưa đầy 1 tuổi): trọng điểm bảo vệ sức khỏe cho trẻ là nuôi bằng sữa mẹ và cho ăn thêm các loại thức ăn ngoài, tiêm phòng các loại vaccin hàng tháng, đề phòng những bệnh thường gặp như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, ỉa chảy, thiếu máu do thiếu sắt, suy dinh dưỡng và còi xương.

Thời kỳ còn nhỏ (từ 1 tuổi cho đến dưới 3 tuổi): bố trí bữa ăn hợp lý, luyện tập thói quen sinh hoạt và vệ sinh tốt, áp dụng các biện pháp thúc đẩy sự phát triển về động tác và ngôn ngữ, đề phòng các bệnh truyền nhiễm, bệnh kí sinh trùng.

Thời kỳ trước tuổi đến trường (từ 3 năm tuổi cho đến trước tuổi đi học): thời kỳ này cần vệ sinh miệng, mắt để phòng ngừa sún răng và thị lực dị thường. Tận dụng nhiều hơn các hoạt động vui chơi để thúc đẩy sự phát tâm lí của trẻ. Những thói quen sinh hoạt và vệ sinh tốt cần củng cố thêm.

Thời kỳ tuổi đến trường (từ khi đi học cho đến tuổi thanh niên): trong thời gian này cần giáo dục cho trẻ làm tốt công tác vệ sinh trường học và coi trọng việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ, tham gia các hình thức lao động vừa sức.

Trẻ từ lúc nhỏ cho đến tuổi trưởng thành: các bậc cha mẹ cần luyện tập cho trẻ một thói quen tích cực, đặc biệt không nên nuông chiều.

Như chúng ta đều biết, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng con của họ nhiều đứa tính khí thất thường ưa bốc đồng hoặc thích dở hơi, ưa hờn mát hoặc thích ngông cuồng, nhiều khi lập dị rất kỳ cục… vậy có phải đó là trạng thái của những tâm bệnh không? Khoa học đã khẳng định bản chất sâu xa và nguyên nhân chính yếu của tâm bệnh là những tác động xấu về mặt tâm lý, khiến tâm lý bị rối nhiễu, tinh thần bị tổn thương, thậm chí thần kinh bị bấn loạn. Ngày nay, xã hội càng phát triển, cuộc sống đô thị càng sôi động với nhiều tác nhân kích động từ mọi phía, khiến tâm tính con người dễ bị chấn thương lâm vào sự khủng hoảng: bước đầu là stress (sự căng thẳng thần kinh) sau đó nếu sự căng thẳng không dịu đi, không được hóa giải sẽ dẫn tới tâm bệnh.

Điều dễ nhận thấy ở trẻ là những hội chứng tâm bệnh chẳng hạn như: Hội chứng hoang tưởng tức là trẻ tưởng mình như thượng đế, như thiên thần, như trung tâm vũ trụ… đó là căn bệnh thường đến với những đứa trẻ mới chớm khôn nhưng được bố mẹ hoặc người khác tâng bốc, khiến trẻ càng bốc. Hoặc do người lớn vì quá thương con mà luôn luôn muốn bảo bọc, che chở, không muốn tập cho con phải biết tự mình chống đỡ lúc cần thiết. Tiếp đến là hội chứng trưởng giả. Đây là hội chứng của sự đua đòi sành điệu. Do nuông chiều quá mức, trẻ thích tỏ ra ta đây là sang trọng, quí phái, là trưởng giả… hội chứng này không chỉ có ở trẻ em con nhà giàu mà còn có ở những trẻ nghèo nhưng lại muốn đua đòi bắt chước. Rồi đến hội chứng gây tức do bố mẹ thương con không phải lối, những trẻ thường được tưng hứng như "ông trời con", khiến trẻ luôn luôn tự đắc, với trạng thái hưng cảm (ngược với trầm cảm), do không quản lý tốt nhiều bậc cha mẹ vô tình để con chơi thả dàn những trò bạo ngược, xem những phim bạo lực đã dần tạo nơi trẻ tâm lý hiếu thắng và muốn kẻ khác phải phục tùng.

Hầu hết các loại tâm bệnh là hậu quả của những tác động xấu từ gia đình và xã hội, vì vậy hãy tạo những hoàn cảnh lành mạnh về tâm lý và hướng dẫn trẻ để tự trẻ vực dậy ý thức tích cực của mình. Để đề phòng những chứng bệnh trên xảy ra đối với trẻ em, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng cấu thành nhân cách trẻ. Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, vì vậy mọi người hãy quan tâm hơn đến trẻ em trên tất cả các mặt: giáo dục, sức khỏe, cuộc sống gia đình, sinh hoạt vui chơi… để trẻ được sống trong một môi trường lành mạnh, không bệnh tật về sinh lý và tâm lý.

. Thu Hiền

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
20 phút thiền định mỗi ngày giúp bạn trẻ thêm 12 tuổi  (04/04/2003)
Lưu ý khi xông mũi, họng  (03/04/2003)
Vân Canh nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em  (02/04/2003)
Các rối loạn phân ly: Nguyên nhân và cách phòng ngừa  (02/04/2003)
Ðể giữ sức khoẻ, hãy nhớ "7 không"  (01/04/2003)
Chọn mùa để sinh con theo ý muốn  (31/03/2003)
Khi nước tiểu đục trắng  (30/03/2003)
Những thức ăn kiêng của bệnh nhân viêm gan  (30/03/2003)
Chăm sóc đôi chân trong mùa hè  (28/03/2003)
Phân biệt ho  (27/03/2003)
10 điều ghi nhớ trong việc giáo dục con cái  (27/03/2003)
Tăng cường truyền thông phòng chống lao  (27/03/2003)
Trẻ thiếu ngủ ảnh hưởng xấu tới não  (26/03/2003)
Mùi thơm cũng có hại cho sức khỏe  (26/03/2003)
Phú Sơn: Người dân lại sống cùng bụi đá  (26/03/2003)