Chế độ ăn khi bị bệnh đái tháo đường
17:41', 7/4/ 2003 (GMT+7)

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa phức tạp, trong đó rối loạn chuyển hóa đường thường kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và các chất điện giải. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì bệnh có thể gây nên những chuyển biến vô cùng nguy hiểm như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, suy thận, viêm tắc mạch, đục thủy tinh thể … nặng hơn có thể hôn mê và tử vong.

Trong điều trị đái tháo đường, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Ở bệnh nhân đái tháo đường thể 2 chỉ cần chế độ ăn thích hợp và tăng cường họat động thể lực cũng đủ để chữa bệnh trong giai đoạn đầu. Khi bị bệnh đái tháo đường người bệnh cần đảm bảo các nguyên tắc ăn uống sau đây:

1- Cung cấp đủ các chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng và nước để duy trì được trọng lượng cơ thể ở mức vừa và đủ. Người gầy cần phải tăng cân, người béo phải giảm cân .

2- Chia nhỏ bữa ăn ra làm nhiều bữa chính và phụ (3 bữa chính và 1 đến 3 bữa phụ) để tránh tình trạng làm tăng đường máu nhiều sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn. Không nên ăn quá no, quá nhiều vào một lúc. Những người không dùng insulin cần ăn một bữa phụ vào buổi đêm.

3- Không nên ăn các thức ăn quá ngọt, thức ăn xào, rán quá béo. Không nên ăn mặn. Đặc biệt cần bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu.

4- Nên ăn nhiều rau để có thêm nhiều vitamin đồng thời có nhiều chất xơ để chống táo bón.

5- Về năng lượng:

- Bệnh nhân nằm điều trị tại giường cần 25Kcal/ngày

- Làm việc nhẹ trong nhà cần 30Kcal/ngày.

- Hoạt động thể lực nhiều và cần tăng cân 35-40Kcal/kg/ngày.

Trong đó: Đạm (protit) 15-18%, béo (Lipid) 20-25%, bột đường (glucid) 60-65%.

Những người mắc bệnh đái tháo đường có thể tự tính toán xây dựng cho mình một chế độ ăn thích hợp nếu họ có những tài liệu hướng dẫn, tra cứu thành phần của các loại thực phẩm thường dùng. Trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh, cần xây dựng chế độ ăn cho từng người bệnh cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân đái tháo đường không tự xây dựng được chế độ ăn thích hợp cho bản thân, người bệnh sẽ được tư vấn dinh dưỡng miễn phí tại Khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Trung ương Huế, hoặc liên hệ qua điện thọai: 054.846081.

. H.T.L (ST)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vai trò của gia đình đối với sức khỏe trẻ em  (06/04/2003)
20 phút thiền định mỗi ngày giúp bạn trẻ thêm 12 tuổi  (04/04/2003)
Lưu ý khi xông mũi, họng  (03/04/2003)
Vân Canh nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em  (02/04/2003)
Các rối loạn phân ly: Nguyên nhân và cách phòng ngừa  (02/04/2003)
Ðể giữ sức khoẻ, hãy nhớ "7 không"  (01/04/2003)
Chọn mùa để sinh con theo ý muốn  (31/03/2003)
Khi nước tiểu đục trắng  (30/03/2003)
Những thức ăn kiêng của bệnh nhân viêm gan  (30/03/2003)
Chăm sóc đôi chân trong mùa hè  (28/03/2003)
Phân biệt ho  (27/03/2003)
10 điều ghi nhớ trong việc giáo dục con cái  (27/03/2003)
Tăng cường truyền thông phòng chống lao  (27/03/2003)
Trẻ thiếu ngủ ảnh hưởng xấu tới não  (26/03/2003)
Mùi thơm cũng có hại cho sức khỏe  (26/03/2003)