Vì sao sút cân?
17:20', 11/4/ 2003 (GMT+7)

Sút cân là một triệu chứng làm người ta lo ngại và phải đi khám bệnh vì nghi ngờ mình đang mắc một bệnh tiềm tàng nào đó. Có nhiều nguyên nhân gây sút cân nhưng chỉ có khoảng 65% trường hợp là tìm được căn nguyên. Sút cân có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề. Một nghiên cứu mới đây cho hay nếu một người mất 10% chỉ số khối cơ thể BMI (là tỷ số cân nặng (kg)/chiều cao (m2), bình thường là 20-25) sẽ có tiên lượng rất xấu.

Nguyên nhân sút cân là gì?

Số cân của một người bình thường luôn ổn định trong những thời gian dài cho nên nếu thấy sút 5% trọng lượng cơ thể trở lên là điều bất thường. Nếu sút cân nhanh chỉ trong vài ngày là do cơ thể bị mất nước, còn sút cân từ từ là do tiêu các mô của cơ thể. Những nguyên nhân thường gặp nhất là:

- Ung thư: Bất kỳ loại ung thư nào cũng gây sút cân nhưng hay gặp nhất là ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư tụy.

- Bệnh tiêu hóa: Bệnh thực quản gây nuốt khó, làm cho ăn kém. Loét dạ dày- hành tá tràng, viêm gan, hội chứng kém hấp thu… là những nguyên nhân hay gặp.

- Bệnh tim, phổi: Suy tim nặng, bệnh phổi - phế quản mạn tính tắc nghẽn nặng, lao… hay gây sút cân.

- Bệnh nội tiết: Cường giáp(basedosw), đái tháo đường đều gây sút cân mặc dù bệnh nhân vẫn ăn uống tốt.

- AIDS: Bệnh nhân AIDS bị sút cân do các nhiễm khuẩn cơ hội, đi lỏng mạn tính, phản ứng thuốc hoặc do những yếu tố tâm lý xã hội.   

- Bệnh tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Ở người cao tuổi, trầm cảm có thể tồn tại  đồng thời với sa sút trí tuệ. Ở người trẻ, nguyên nhân hay gặp là chán ăn tâm thần.

- Do dùng thuốc: Thuốc kháng viêm không steroid (Voltaren, Indomethacine…) dễ gây biến chứng đường tiêu hóa làm sút cân. Thuốc chống trầm cảm ba vòng và thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin đều gây sút cân.

- Các nguyên nhân khác: Ở người cao tuổi, răng yếu, mất vị giác và khứu giác… gây chán ăn, kém hấp thu, dẫn đến sút cân.

Nếu một người sút từ 5% trọng lượng cơ thể trở lên sau 6 tháng thì cần phải đi khám sức khỏe để tìm nguyên nhân gây bệnh. Sau khi ngghiên cứu các hồ sơ sức khỏe cũ (nếu có), hỏi thăm người bệnh và người nhà, khám và làm các xét nghiệm cần thiết… thầy thuốc sẽ có kết luận nguyên nhân gây sút cân. Tuy vậy, vẫn còn đến 25% số bệnh nhân sút cân không tìm được căn nguyên nên cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Điều trị sút cân chỉ thực sự có kết quả nếu tìm và điều trị được căn nguyên gây ra nó.

. (Theo Báo KH và ĐS)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thức ăn đường phố và các nguy cơ cho sức khỏe  (10/04/2003)
Bệnh cao huyết áp có di truyền không ?  (10/04/2003)
Niềm hy vọng cho những bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp  (09/04/2003)
Bệnh viêm phổi cấp  (09/04/2003)
Rau dừa nước  (08/04/2003)
30 tỷ đồng cho công tác phòng, chống SARS   (09/04/2003)
Chế độ ăn khi bị bệnh đái tháo đường  (07/04/2003)
Vai trò của gia đình đối với sức khỏe trẻ em  (06/04/2003)
20 phút thiền định mỗi ngày giúp bạn trẻ thêm 12 tuổi  (04/04/2003)
Lưu ý khi xông mũi, họng  (03/04/2003)
Vân Canh nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em  (02/04/2003)
Các rối loạn phân ly: Nguyên nhân và cách phòng ngừa  (02/04/2003)
Ðể giữ sức khoẻ, hãy nhớ "7 không"  (01/04/2003)
Chọn mùa để sinh con theo ý muốn  (31/03/2003)
Khi nước tiểu đục trắng  (30/03/2003)