Mọi người nghèo được khám chữa bệnh theo diện BHYT:
Một lựa chọn đúng
17:53', 15/4/ 2003 (GMT+7)

Với BHYT, người nghèo đã được chăm sóc tốt hơn ở bệnh viện

Trong những năm qua, BHYT cho người nghèo đã thật sự góp phần không nhỏ vào sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân và xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Nhận thức rõ vấn đề trên ,UBND tỉnh đã ra quyết định thành lập Ban quản lý quỹ khám chữa bệnh (KCB) người nghèo và mua thẻ BHYT cho tất cả những người nghèo trong tỉnh.

* Người nghèo được tiếp cận với dịch vụ KCB đắt tiền

Năm 2002, UBND tỉnh đã mua hơn 59.000 thẻ BHYT cho người nghèo với tổng kinh phí gần 1,5 tỉ đồng. Theo số liệu báo cáo của BHXH tỉnh, thì năm 2002 đã có 40.613 lượt người nghèo KCB ngoại trú và 4541 lượt KCB nội trú với tổng chi phí gần 1,6 tỉ đồng. Năm 2001 chỉ có 48,1% tỷ lệ người nghèo có BHYT đi KCB thì năm 2002 đã có trên 90%. Trong năm 2002, riêng quỹ KCB cho người nghèo của tỉnh đã âm hơn 280 triệu đồng. Kể từ khi triển khai chế độ BHYT cho người nghèo, hoạt động tại các trạm y tế nhộn nhịp hẳn lên, số bệnh nhân đến khám bệnh ngày càng gia tăng, nhất là tỷ lệ người nghèo đến khám tại trạm y tế xã rất cao, có nơi 90% số bệnh nhân khám chữa bệnh là người nghèo có BHYT. Việc mở rộng các quyền lợi cho người tham gia BHYT tại các bệnh viện, khiến cho người nghèo dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại và các phương pháp chữa trị đắt tiền, điều mà mà cách đây không lâu, chỉ là mơ ước của họ. Rõ ràng với chi phí quá lớn như: chụp cặt lớp CT-Scannner: 1,2 triệu đ/1lần chụp, kỹ thuật chụp cộng hưởng từ 2,5 triệu đ/1lần chụp, thấp nhất là kỹ thuật chụp siêu âm màu giá: 65 ngàn đ/1 lần chụp; phương pháp điều trị như siêu âm tán sỏi với chi phí bình quân trên 3 triệu đ/đợt, kỹ thuật thông mạch vành, các kỹ thuật và thuốc men điều trị bệnh ung thư thuờng phải trên 50 triệu đ... Mức giá này đối với người nghèo quả là quá “xa xỉ”.

* Giải pháp đã được chọn

Ngày 15/10/2002, Chính phủ đã ký quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ban hành chủ trương về việc KCB cho người nghèo. Đây là một bước đi tích cực nhằm lập lại sự công bằng trong KCB cho nhân dân, một biện pháp quản lý nhà nước về chính sách xã hội được sự đồng tình của toàn xã hội. Theo quyết định này, UBND tỉnh thành lập Ban quản lý quỹ KCB người nghèo với định mức tối thiểu là 70 ngàn đ/người/năm, trong đó mua thẻ BHYT cho người nghèo với mệnh giá 50 ngàn đ/người/năm. Tuy nhiên, việc mua thẻ BHYT hay sử dụng phương pháp thực thanh thực chi cho người nghèo là một vấn đề bàn cãi rất gay go qua nhiều cuộc họp của Ban quản lý để đi đến quyết định cuối cùng. Hiện nay trong cả nước, nhiều tỉnh, thành đã chọn phương pháp thực thanh thực chi với lý lẽ rất đơn giản là có lợi cho ngân sách địa phương nếu quỹ còn kết dư. Bình Định đã không làm như vậy, Ban quản lý quỹ đã nhất trí trình UBND tỉnh quyết định mua thẻ BHYT cấp cho tất cả người nghèo trong tỉnh mà không thực hiện phương thức thực thanh thực chi. Sở dĩ Bình Định lựa chọn phương thức này vì mua thẻ BHYT cho người nghèo là một phương hướng phù hợp với chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân được Đại hội lần thứ IX của Đảng ghi vào Nghị quyết và chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn năm 2001-2010 của Bộ Y tế đã được Chính phủ phê duyệt. Nó đặt nền tảng cơ bản cho sự phát triển chính sách BHYT toàn dân trong tương lai. Mua thẻ BHYT là đặt quyền lợi của người bệnh lên trên hết so với các phương thức chi trả KCB khác. Thuận lợi cơ bản nhất đó là quỹ BHYT người nghèo khi bị mất cân đối sẽ được điều tiết từ các quỹ BHYT bắt buộc khác. Người nghèo cầm tấm thẻ BHYT có giá trị như diện BHYT bắt buộc sẽ không bao giờ có mặc cảm sợ bị phân biệt đối xử. Họ được KCB theo chế độ BHYT ở ngay tại địa phương hoặc chuyển tuyến trung ương. Mọi dịch vụ y tế kỹ thuật cao, phương pháp điều trị mới hiện đại họ có quyền được hưởng như những đối tượng khác trong xã hội.

Như vậy, với quyết định mua thẻ BHYT cho người nghèo năm 2003 sẽ có khoảng 200 ngàn người nghèo trong tỉnh có BHYT, tăng tỷ lệ nguời KCB diện BHYT trong tỉnh lên gần 40% dân số. Tổng chi phí dùng mua thẻ sẽ lên đến gần 10 tỉ đồng, một khoản chi phí tương đối lớn ở một địa phương còn nhiều khó khăn về nguồn thu ngân sách như Bình Định. Mặc dù với mệnh giá 50 ngàn đ/người/năm vẫn còn quá thấp so với giá chi phí cho dịch vụ y tế và thúôc men đang gia tăng mạnh như hiện nay, nguy cơ âm quỹ là khó tránh khỏi, tuy nhiên những cái “được” sẽ lớn hơn rất nhiều.

. Hà Thúc Chí

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Bệnh nhân được săn sóc tốt hơn  (14/04/2003)
Y tế Vân Canh - ghi nhận và trăn trở  (13/04/2003)
Vì sao sút cân?   (11/04/2003)
Thức ăn đường phố và các nguy cơ cho sức khỏe  (10/04/2003)
Bệnh cao huyết áp có di truyền không ?  (10/04/2003)
Niềm hy vọng cho những bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp  (09/04/2003)
Bệnh viêm phổi cấp  (09/04/2003)
Rau dừa nước  (08/04/2003)
30 tỷ đồng cho công tác phòng, chống SARS   (09/04/2003)
Chế độ ăn khi bị bệnh đái tháo đường  (07/04/2003)
Vai trò của gia đình đối với sức khỏe trẻ em  (06/04/2003)
20 phút thiền định mỗi ngày giúp bạn trẻ thêm 12 tuổi  (04/04/2003)
Lưu ý khi xông mũi, họng  (03/04/2003)
Vân Canh nỗ lực phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em  (02/04/2003)
Các rối loạn phân ly: Nguyên nhân và cách phòng ngừa  (02/04/2003)