Viêm xương tủy đường máu ở trẻ em
17:27', 12/5/ 2003 (GMT+7)

Dân gian gọi bệnh này là hà xương, rò xương, cốt tủy viêm. Đó là quá trình viêm nhiễm sinh mủ, khởi phát từ tủy xương, sau lan ra toàn bộ đoạn xương. Vi khuẩn phát sinh từ một ổ viêm, như mụn nhọt, sâu răng có biến chứng, viêm đường hô hấp, viêm đường tiết niệu… tràn vào máu, theo máu đến khu trú tại tủy xương và gây bệnh. Viêm xương tủy đường máu gặp chủ yếu ở trẻ em đang phát triển, 80% lứa tuổi từ 1-16, 83,5% viêm xương tủy gặp ở các xương ống dài (xương đùi, xương chày, xương cánh tay, xương cẳng tay…) và theo xu hướng phổ biến “gần đầu gối, xa khuỷu tay”.

Cách phát hiện bệnh ở giai đoạn cấp tính:

- Bệnh nhi đột ngột sốt cao, dao động gai rét hoặc rét run, có thể mê sảng, co giật. Mạch nhanh, mệt mỏi, bỏ ăn.

- Đau âm ỉ khu trú tại vùng xương viêm, đau tăng khi vận động chi thể, đau nhói khi ấn tay vào vùng viêm.

- Da ở quanh ổ viêm xương nóng, đỏ.

- Hạch bạch huyết gối chi sưng, đau.

Giai đoạn mãn tính:

- Tại vùng viêm xương xuất hiện lỗ rò mủ, đường rò bắt đầu từ xương, phá hủy cơ, gân da thông với bên ngoài. Miệng lỗ rò xung quanh lồi, ở giữa có cục thịt từ trong sâu đùn ra tạo thành hình chóp có lỗ chảy dịch mủ vàng lẫn mủn xương chết, mùi thối khẳm.

- Bệnh nhi đỡ và hết sốt.

- Ít đau đớn vùng xương viêm, gãy xương tự phát.

- Cơ thể gầy mòn, suy kiệt dần.

Để điều trị viêm xương tủy có hiệu quả, chống chuyển sang mạn tính, chống tái phát cần phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị kịp thời đúng phương pháp. Các bậc cha mẹ khi thấy con sốt cao, kêu đau nhức trong xương, đặc biệt là ở các đầu xương dài của chân tay, cần đưa cháu đến chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, khám phát hiện và điều trị viêm xương tủy.

Cách phòng tránh viêm xương tủy đường máu:

- Chống còi xương, suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý, vệ sinh.

- Giải quyết triệt để các ổ viêm nhiễm ở tai, mũi họng, đường hô hấp, răng miệng.

- Dùng thuốc kháng sinh đúng, theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa nhằm chống tái phát và vi khuẩn kháng thuốc.

- Khi bị chấn thương gãy xương kèm theo có ổ nhiễm trùng ở nơi khác, cần vào chuyên khoa chấn thương chỉnh hình khám và điều trị.

. (Theo Báo KH và ĐS)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Cảnh giác với những viên thuốc tễ đen... gây nghiện  (11/05/2003)
Chìa khóa đã trao tay  (09/05/2003)
Ăn uống trong bệnh trĩ  (08/05/2003)
Hội chứng mãn kinh ở đàn ông  (07/05/2003)
Mỗi người có thể tự phòng ngừa SARS  (06/05/2003)
Thức ăn đường phố - S.O.S!   (05/05/2003)
Vẩy nến - bệnh hay gặp  (04/05/2003)
Bệnh đường hô hấp ở trẻ em  (02/05/2003)
Vẹo cột sống  (01/05/2003)
Viêm não Nhật Bản ở trẻ em  (30/04/2003)
Cẩn thận với bệnh thiểu năng tuần hoàn não  (29/04/2003)
Việt Nam đã hoàn toàn khống chế dịch SARS!  (28/04/2003)
Xem bóng đá đẩy lùi cơn đau tim?  (27/04/2003)
Cách tự chế nước uống để giữ gìn sắc đẹp  (25/04/2003)
Người dân Ân Sơn đã được chăm sóc y tế tốt hơn  (25/04/2003)