Bệnh nghề nghiệp
17:22', 14/5/ 2003 (GMT+7)

Theo định nghĩa mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới, Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến người lao động. Bệnh diễn tiến âm thầm, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì, nhưng nếu không được phát hiện sớm, cách ly và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng dần, không hồi phục và có thể gây tàn phế.

Bệnh nghề nghiệp là những bệnh phải được khai báo cho các cơ quan chức năng để có biện pháp phòng ngừa, đồng thời sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chế độ đền bù. Hiện nay nước ta đã có 21 bệnh nghề nghiệp trong danh mục bảo hiểm xã hội. Tại Bình Định, một số bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ mắc cao đó là: bệnh bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp, nhiễm xạ nghề nghiệp, bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

Muốn biết một công nhân lao động có bị bệnh nghề nghiệp hay không thì phải dựa vào những triệu chứng liên quan đến nghề nghiệp chẳng hạn như viêm da, hô hấp tăng lên,… Các triệu chứng này sẽ mất đi khi rời khỏi nơi làm việc, hay là nhiều người cùng làm việc bị mắc cùng một triệu chứng tương tự.

Đối với bệnh bụi phổi silic, điếc nghề nghiệp do tiếng ồn và các bệnh nhiễm độc do hóa chất… có thể phát hiện được khi đến khám tại các phòng khám bệnh nghề nghiệp của tỉnh và trung ương cũng như các cơ sở y tế chuyên khoa.

Người lao động làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại, nếu nghi mình có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp thì phải nhanh chóng khai báo cho chủ doanh nghiệp, cho người sử dụng lao động, cho cán bộ y tế cơ quan và phòng khám bệnh nghề nghiệp để được kiểm tra phát hiện sớm, đồng thời tổ chức điều trị, điều dưỡng cách ly kịp thời. Sau khi đã xác định là bệnh nghề nghiệp thì người lao động sẽ được hướng dẫn hoàn thành các thủ tục bảo hiểm xã hội bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

Biện pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp tốt nhất là người lao động phải tuân thủ các nội quy, quy định về an toàn vệ sinh trong lao động, thao tác vận hành máy móc, nguyên tắc sử dụng đúng cách các loại trang thiết bị bảo vệ cá nhân như kính, mũ, găng tay, khẩu trang, nút tai chống ồn… thường xuyên rèn luyện cơ thể, vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau giờ lao động, tích cực tham gia cải tiến kỹ thuật, cải tiến thao tác để vừa tăng năng suất lao động, vừa giảm được nguy cơ đối với sức khỏe người lao động tại nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại.

Đối với người sử dụng lao động, hàng năm có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động để kịp thời điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, cách ly có hiệu quả nhằm tái tạo sức lao động và bảo vệ sức khỏe cho công nhân, góp phần nâng cao năng suất lao động cho doanh nghiệp của mình và thực hiện đúng những quy định của Bộ Luật lao động.

. BS. Trình Công Tuấn

(Trung tâm y tế dự phòng Bình Định)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ngăn SARS từ các trọng điểm nguy cơ  (13/05/2003)
Viêm xương tủy đường máu ở trẻ em  (12/05/2003)
Cảnh giác với những viên thuốc tễ đen... gây nghiện  (11/05/2003)
Chìa khóa đã trao tay  (09/05/2003)
Ăn uống trong bệnh trĩ  (08/05/2003)
Hội chứng mãn kinh ở đàn ông  (07/05/2003)
Mỗi người có thể tự phòng ngừa SARS  (06/05/2003)
Thức ăn đường phố - S.O.S!   (05/05/2003)
Vẩy nến - bệnh hay gặp  (04/05/2003)
Bệnh đường hô hấp ở trẻ em  (02/05/2003)
Vẹo cột sống  (01/05/2003)
Viêm não Nhật Bản ở trẻ em  (30/04/2003)
Cẩn thận với bệnh thiểu năng tuần hoàn não  (29/04/2003)
Việt Nam đã hoàn toàn khống chế dịch SARS!  (28/04/2003)
Xem bóng đá đẩy lùi cơn đau tim?  (27/04/2003)