Bảo vệ đôi mắt của bạn
18:44', 25/5/ 2003 (GMT+7)

Nắng gay gắt, khói bụi và màn hình máy vi tính, ti-vi... tiếp xúc hằng ngày đều rất có hại cho đôi mắt của bạn. Dưới đây là những cảnh báo của các bác sĩ chuyên khoa về một số thói quen xấu ảnh hưởng không tốt đến đôi mắt của bạn:

* Nguy cơ đục nhân mắt từ ánh nắng

Nhiều người không nhận ra rằng nếu để mắt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hay thường xuyên tiếp xúc với gió bụi, sẽ có nguy cơ bị bệnh mắt cao, đặc biệt là bệnh đục nhân mắt. Khi tròng trắng mắt ửng đỏ sẽ làm thị lực giảm đi rõ rệt. Việc đội mũ và đeo kính mát sẽ giảm được hơn 50% nguy cơ bệnh mắt.

Nếu thường xuyên làm việc ngoài môi trường gió, bụi, nắng... nên dùng loại kính giúp ngăn chặn hữu hiệu tác hại từ môi trường và kính Wraparound.

* Các thói quen xấu ảnh hưởng đến thị lực

Trẻ em là đối tượng có nhiều thói quen xấu như: cau mày, hay dụi mắt, tiếp xúc gần ti-vi, màn hình máy tính do chơi game... Có từ 2-4% trẻ bị giảm thị lực phải đeo kính cận, dù bố mẹ không bị cận. Các bậc cha mẹ cần quan sát vị trí ngồi và nhờ bác sĩ chuyên khoa theo dõi thị lực của trẻ.

Nếu bạn phải làm việc nhiều về đêm, nhất là với máy tính, mắt bạn sẽ dễ bị mỏi mệt và chịu ảnh hưởng một phần của các tia bức xạ - do vậy cần chỉnh ánh sáng của màn hình với độ sáng phù hợp và nhìn rõ, không quá tối hoặc quá sáng. Nên có lớp màn bảo vệ để ngăn ngừa các bức xạ có hại với mắt. Nên dùng nhiều vitamin A, C, D, E và có thể nhỏ thuốc Rohto, ăn các loại thức ăn hoặc thuốc chế biến từ sụn, vi cá mập vì có nhiều Chodroitin cần thiết cho mắt và giác mạc.

* Nên kiểm tra mắt định kỳ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian tối thiểu bạn phải kiểm tra mắt định kỳ là 2 năm/lần. Điều này càng cần thiết hơn đối với trường hợp gia đình có di truyền bệnh glaucoma (tăng nhãn áp và mất dần thị lực). Không ít trường hợp do không phát hiện kịp thời glaucoma đã bị mù, bởi bệnh glaucoma không có những triệu chứng rõ ràng, nên người bệnh khó phát hiện mắt có bệnh.

Bệnh glaucoma thường xảy ra với những gia đình có di truyền bệnh này, bệnh nhân tiểu đường, đau đầu mãn tính... Theo thống kê có khoảng 3% trường hợp nhiễm glaucoma là trẻ em và ở lứa tuổi vị thành niên.

* Những đốm chấm trong mắt

Giới chuyên môn gọi những đốm, chấm xuất hiện trong mắt là “vật trôi nổi”. Đó chính là dấu hiệu của tuổi tác hay báo động sự suy yếu của mắt. Đôi khi những đốm trắng nhỏ trong mắt là vô hại, chúng dường như chỉ là tấm gương phản chiếu tâm hồn, lối sống của bạn nhưng cũng có khi chúng là tín hiệu của bệnh. Thường gặp nhất là các mụn thịt mầu trắng mọc lớn dần thành các mống mắt, nếu không cắt bỏ nó sẽ lớn dần đến mức che lấp cả đồng tử khiến mắt không nhìn thấy được nữa. Bạn nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa mắt lớn và đáng tin cậy để có thể can thiệp đúng lúc.

Hãy thử kiểm tra mắt bằng cách nhắm mắt lại trong khoảng 10 giây, sau đó mở ra thì thấy những đốm lóe sáng trắng hay những đường cong mờ trước mắt, hãy lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

* Nếu bạn không có thói quen chăm sóc hay khám mắt định kỳ, hay ghi vào sổ tay những điều lưu ý sau: 

1. Ngồi quá gần ti-vi hay thói quen tắt đèn xem phim rất có hại cho đôi mắt của bạn. Trong phòng tối, bạn có cảm giác là màn hình rõ hơn nhưng mắt tập trung tiếp nhận cường độ ánh sáng của màn hình sẽ rất có hại.

2. Chơi games hay sử dụng máy vi tính cần có khoảng cách nhất định. Không nên quá gần hay quá xa, khoảng cách tốt nhất là 25cm.

3. Đừng ép đôi mắt bạn phải làm việc quá nhiều vì chúng sẽ điều tiết một cách mệt mỏi. Nên nghỉ ngơi khi cảm thấy mỏi mắt

4. Thường xuyên kiểm tra mắt định kỳ ở các trung tâm mắt chuyên khoa.

5. Dùng kính mát bảo vệ mắt khỏi tia tử ngoại, nhưng nên dùng kính tốt.

6. Vệ sinh mắt hằng ngày và rửa mắt bằng các loại thuốc muối, dung dịch rửa mắt hay nước mắt nhân tạo.

. (Theo Thanh Niên)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Không nên lạm dụng men tiêu hóa  (23/05/2003)
Thuốc lá và sức khỏe  (22/05/2003)
Những quan điểm mới về hen phế quản  (21/05/2003)
Thành công bước đầu trong việc sản xuất rau an toàn ở Quy Nhơn  (20/05/2003)
Những lời khuyên dành cho người bị thấp khớp  (19/05/2003)
Quy Nhơn đi đầu  (18/05/2003)
Nghệ thuật ẩm thực và triết lý ở đời  (16/05/2003)
Khi nào cần chụp CT  (15/05/2003)
Hút thuốc không chỉ là đàn ông  (15/05/2003)
Bệnh nghề nghiệp  (14/05/2003)
Ngăn SARS từ các trọng điểm nguy cơ  (13/05/2003)
Viêm xương tủy đường máu ở trẻ em  (12/05/2003)
Cảnh giác với những viên thuốc tễ đen... gây nghiện  (11/05/2003)
Chìa khóa đã trao tay  (09/05/2003)
Ăn uống trong bệnh trĩ  (08/05/2003)