Kháng sinh - Lợi và hại
15:29', 5/6/ 2003 (GMT+7)

Kháng sinh mang lại nhiều công dụng rất lớn trong y học. Tuy nhiên, ngay với sở trường của mình, chúng cũng có giới hạn. Kháng sinh chỉ chuyên diệt vi khuẩn, còn với virus (siêu vi khuẩn) thì chịu. Hiếm hoi như Acyclovic cũng chỉ tác động đến virus gây bệnh Herpes (giời leo), còn tất cả các loại virus khác như cúm, bại liệt, viêm gan, sốt xuất huyết, dại… thì hầu như vô vọng (vài loại thuốc thế hệ mới chỉ dừng lại ở khả năng kiềm chế).

Ngay với các vi khuẩn, mỗi loại cũng chỉ “chịu phép” với một hay một nhóm kháng sinh. Lợi là thế nhưng hại cũng không ít. Người ta thường bảo kháng sinh không biết phân biệt bạn, thù: diệt được vi khuẩn gây bệnh nhưng cũng dễ “làm thịt” luôn các vi khuẩn có lợi thường trú trong cơ thể. Các vi khuẩn này có mặt khắp nơi trong cơ thể với nhiệm vụ giúp tiêu hóa thức ăn, phân hủy chất thải, sản xuất vitamin…

Những bệnh nhân tự ý điều trị bằng kháng sinh có thể dẫn đến hiện tượng “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” vì cơ thể bị mất đáng kể lực lượng hỗ trợ quý giá này. Ngay cả khi đang dùng kháng sinh bệnh nhân vẫn có thể gặp phải vài phản ứng khó chịu như mệt mỏi, buồn nôn hay nôn, thậm chí sốt do chính kháng sinh đó. Nguy hiểm nhất là tình trạng sốc phản vệ với những người mẫn cảm.

Xác định “khắc tinh” chính xác của từng loại kháng sinh với từng cơ thể khá phức tạp và mất thời gian (kháng sinh đồ). Việc dùng kháng sinh không đúng chỉ định hoặc sai liều dùng, số ngày dùng (mới dùng vài viên thấy bớt đã ngưng) còn dẫn đến một tác hại khôn lường đó là hiện tượng lờn thuốc.

. (Theo tài liệu Y học)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đề phòng bệnh da do nắng nóng  (04/06/2003)
Những khó khăn cần tháo gỡ  (03/06/2003)
Ăn uống thiếu vitamin C dễ mắc bệnh viêm khớp  (02/06/2003)
Mùa hè, coi chừng ngộ độc thực phẩm  (01/06/2003)
Cẩn thận với "thần dược" cổ linh chi   (30/05/2003)
Hy vọng tìm ra vaccine trị bệnh AIDS  (29/05/2003)
Để cho sân khấu và điện ảnh không khói thuốc  (28/05/2003)
Sơ cứu bỏng bằng nước lạnh   (27/05/2003)
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - Nhìn từ hai phía  (26/05/2003)
Bảo vệ đôi mắt của bạn  (25/05/2003)
Không nên lạm dụng men tiêu hóa  (23/05/2003)
Thuốc lá và sức khỏe  (22/05/2003)
Những quan điểm mới về hen phế quản  (21/05/2003)
Thành công bước đầu trong việc sản xuất rau an toàn ở Quy Nhơn  (20/05/2003)
Những lời khuyên dành cho người bị thấp khớp  (19/05/2003)