Bệnh cườm nước
16:36', 11/6/ 2003 (GMT+7)

Cườm nước (glaucoma) là do áp suất ở trong mắt tăng (hay là bệnh tăng nhãn áp) và dần dần gây nên những tổn hại vĩnh viễn ở mắt. Bệnh có thể ở 1 hoặc ở cả 2 mắt. Có nhiều loại cườm nước nhưng loại thường gặp nhất ở nước ta là loại cấp tính (góc đóng).

Mắt bình thường có dạng một quả cầu đường kính khoảng 2 cm, có chứa một loại nước gọi là thủy dịch lưu thông thường xuyên để nuôi dưỡng nhiều cơ quan trong mắt. Sự lưu thông của thủy dịch bao giờ cũng ở trạng thái cân bằng. Dịch này thoát ra khỏi mắt qua những lỗ nhỏ ở phía trước. Nếu những lỗ này bị hẹp hay bít thì dịch sẽ bị ứ lại, gây tăng áp suất trong mắt, làm tổn hại những thần kinh thị giác. Từ đó mắt mờ dần và gây mù lòa.

Cườm nước không phải là bệnh nhiễm trùng, có liên quan đến một số yếu tố di truyền và tuổi tác (40 tuổi trở lên). Đây là lý do khó phát hiện ở người già vì họ nghĩ rằng mắt mờ là do tuổi cao nên không đi khám mắt.

Ở người đã mổ mắt trong dạng cấp tính, mắt còn lại có thể bị bệnh bất cứ lúc nào, cho nên phải theo dõi mắt còn lại. Nếu có triệu chứng đau nhức cần phải đến bệnh viện ngay. Vì cườm nước là một bệnh cần theo dõi suốt đời, ngay khi đã mổ tốt. Nên gìn giữ hồ sơ và khám đều đặn theo lời dặn của bác sĩ nhãn khoa để theo dõi diễn tiến của bệnh, từ đó có phương pháp điều trị kế tiếp.

Có 2 loại cườm nước: một loại tiến triển nhanh (cấp tính) một loại tiến triển âm thầm chậm chạp (mạn tính).

Ở loại tiến triển cấp tính người bệnh thấy nhức mắt, nhức nửa đầu, đôi khi rất dữ dội, có thể kèm theo ói mửa, đau bụng, nhìn thấy các màu giống "cầu vồng", hay thị lực giảm sút (nhìn mờ), mắt đỏ, cảm thấy căng cứng, đồng tử giãn nở (con ngươi nở lớn).

Dạng tiến triển âm thầm thì rất khó biết. Người bệnh thấy hơi đau, hơi xốn, mắt mỏi, đôi khi cảm thấy mắt mờ. Các triệu chứng không rõ rệt và khi mắt mờ hẳn bệnh nhân mới đến bác sĩ thì đã quá muộn và các tổn thương không phục hồi được, nhất là những người từ tuổi 40 trở lên, nhiều người cứ tưởng là do "lão" đến tuổi phải đeo kính và chỉ đến tiệm kính để cắt kính mà không được theo dõi nhãn áp và khám mắt một cách cẩn thận.

Có thể ngăn chặn ở bất cứ tuổi nào nếu bệnh nhân quan tâm đến mắt. Không nên ngần ngại đi khám bác sĩ.

Nếu bị cườm mắt thì không thể tái tạo lại thị lực đã mất, nhưng điều quan trọng là ngăn được thị lực khỏi giảm thêm. Có bị mù lòa hay không phụ thuộc vào việc thăm khám bác sĩ sớm hay muộn.

Với bệnh này chỉ cần xét nghiệm đơn giản cũng có thể phát hiện ở giai đoạn sớm và bệnh có thể chữa khỏi. Ở tuổi 40 trở lên, nên đi khám mắt định kỳ. Nếu bị tăng áp mắt thì phải điều trị theo lời khuyên của bác sĩ và dung thuốc một cách chính xác.

. (Theo SGGP)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Công tác an toàn và vệ sinh lao động: Còn nhiều bất cập  (10/06/2003)
Chảy máu đường tiêu hóa  (09/06/2003)
Làm đẹp sau sinh nở  (08/06/2003)
Ung thư vú có khả năng được khống chế  (06/06/2003)
Kháng sinh - Lợi và hại  (05/06/2003)
Đề phòng bệnh da do nắng nóng  (04/06/2003)
Những khó khăn cần tháo gỡ  (03/06/2003)
Ăn uống thiếu vitamin C dễ mắc bệnh viêm khớp  (02/06/2003)
Mùa hè, coi chừng ngộ độc thực phẩm  (01/06/2003)
Cẩn thận với "thần dược" cổ linh chi   (30/05/2003)
Hy vọng tìm ra vaccine trị bệnh AIDS  (29/05/2003)
Để cho sân khấu và điện ảnh không khói thuốc  (28/05/2003)
Sơ cứu bỏng bằng nước lạnh   (27/05/2003)
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - Nhìn từ hai phía  (26/05/2003)
Bảo vệ đôi mắt của bạn  (25/05/2003)