Bệnh sốt xuất huyết
17:0', 18/6/ 2003 (GMT+7)

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) thường xuất hiện vào mùa mưa. Bệnh có thể gây tử vong ở trẻ em nên cần phải hết sức cảnh giác. Từ đầu năm đến nay, SXH đã xảy ra tại 51 tỉnh thành với gần 7.797 ca, trong đó có 16 trường hợp tử vong. Số bệnh nhân SXH được phát hiện nhiều nhất ở khu vực phía Nam, đặc biệt miền Đông Nam bộ, chiếm 91,2% so với cả nước (7.108 ca). Bình Định đã có 50 ca.

Bệnh SXH do siêu vi phát triển trong loại muỗi có tên AEDES AEGYPTI (còn gọi là "muỗi vằn") truyền cho người. Muỗi này sinh đẻ nhiều trong mùa mưa, ưa nơi ẩm thấp, thường đậu trong nhà và đốt người ngay cả ban ngày. Đa số bệnh nhân là trẻ em từ 3-8 tuổi, người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng ít nghiêm trọng hơn.

Vì muỗi truyền bệnh nên cách phòng ngừa tốt nhất là phải chống muỗi. Luôn luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa, khô ráo; gầm giường, gầm tủ… cần được lau quét hàng ngày. Nếu có điều kiện nên dùng thêm thuốc bơm xịt hay nhang trừ muỗi nhưng phải theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế. Giữ vệ sinh sân vườn và khu vực quanh nhà, không để đọng nước, nên nuôi cá kiểng và đậy kín các vật dụng chứa nước nhằm ngăn ngừa sự sinh sản, phát triển cung quăng (bọ gậy) thành muỗi. Chống muỗi đốt bằng cách nằm mùng kể cả giấc ngủ trưa. Khi trẻ ngồi học, cần phải mặc kín quần áo, hay mở quạt để xua muỗi.

Sốt và xuất huyết là hai triệu chứng cơ bản của bệnh này. Tuy nhiên triệu chứng "sốt" luôn luôn xảy ra lúc bệnh khởi phát còn triệu chứng "xuất huyết" sau đó mới xuất hiện nhưng đôi khi không thường xuyên, nên chỉ có triệu chứng sốt khi khởi phát mới có thể giúp ta phát hiện bệnh. Sốt trong SXH có ba đặc điểm đáng lưu ý: 1- Sốt đột ngột, trẻ đang ăn, chơi bình thường bỗng nhiên sốt ngay. 2- Sốt cao trên 38,50C.

3- Sốt liên tục suốt ngày đêm, khi dùng các phương pháp hạ nhiệt kết hợp dùng thuốc giảm sốt có thể giảm xuống nhưng sau đó lại sốt cao như trước. Chứng sốt này thường kéo dài từ 2-7 ngày.

Đi theo các triệu chứng sốt trên, trẻ còn kèm theo đau bụng (thường ở vùng quanh rốn) cùng với ói mửa, sình bụng.

Xuất huyết là một triệu chứng đa dạng: có trẻ chảy máu cam, chảy máu chân răng; có trẻ chảy máu dưới da. Trường hợp nặng trẻ có thể ói và đi tiêu ra máu. Giai đoạn này thường gây ra một "hội chứng sốc" gồm 3 triệu chứng suy giảm:

1- Giảm tri giác: trẻ không còn lanh lợi tỉnh táo nữa, có thể mê sảng.

2- Giảm thân nhiệt: ở lòng bàn tay, bàn chân trẻ trở nên lạnh.

3- Giảm huyết áp: có thể nhận thấy bằng cách bắt mạch ở cổ tay. Đây là biến chứng nguy kịch nhất, hầu hết các bệnh nhân tử vong đều ở tình trạng sốc nặng, khi đó mạch không còn thấy nữa.

Khi trẻ bị sốt với các triệu chứng như trên, phải nghĩ ngay đến sốt xuất huyết và cho trẻ đi khám chữa bệnh kịp thời, nếu ỷ lại vào các thuốc hạ nhiệt có sẵn trong nhà thì không nên để quá hai ngày nếu trẻ vẫn sốt. Khi đó phải cho trẻ đến bác sĩ.

. Ngọc Hòa

(Trung tâm TT-GDSK Bình Định)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tìm ra gene gây chứng trầm cảm   (17/06/2003)
Nước - thứ đồ uống tốt nhất  (17/06/2003)
WHO: Dịch SARS có thể sắp kết thúc, nhưng vẫn cần cảnh giác   (16/06/2003)
Phân biệt vàng da  (13/06/2003)
Ngoại tình và sự trừng phạt  (13/06/2003)
Thuốc trị sỏi thận bằng đông dược  (12/06/2003)
Bệnh cườm nước   (11/06/2003)
Công tác an toàn và vệ sinh lao động: Còn nhiều bất cập  (10/06/2003)
Chảy máu đường tiêu hóa  (09/06/2003)
Làm đẹp sau sinh nở  (08/06/2003)
Ung thư vú có khả năng được khống chế  (06/06/2003)
Kháng sinh - Lợi và hại  (05/06/2003)
Đề phòng bệnh da do nắng nóng  (04/06/2003)
Những khó khăn cần tháo gỡ  (03/06/2003)
Ăn uống thiếu vitamin C dễ mắc bệnh viêm khớp  (02/06/2003)