Tìm thấy gene "trường sinh bất lão" của tế bào gốc
17:20', 23/6/ 2003 (GMT+7)

Hai nhóm nghiên cứu độc lập ở Scotland và Nhật Bản vừa khám phá ra gene quyết định trong việc giữ tế bào gốc phôi luôn ở trạng thái chưa trưởng thành. Phát hiện này có thể sẽ giúp giới khoa học cải biến những tế bào đã biệt hóa thành dạng tế bào gốc phôi, chấm dứt việc phá hủy phôi để lấy tế bào gốc như hiện nay.

Tế bào gốc phôi là những tế bào có khả năng chuyên hóa thành nhiều dạng mô khác nhau trong cơ thể, và có tiềm năng lớn trong việc chữa trị các thương tổn. Tuy nhiên cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết bằng cách nào chúng có thể tự đổi mới mình hoặc phát triển thành một loại tế bào riêng biệt (như tim, gan, phổi… ).

Mới đây, nhóm khoa học tại Viện Nghiên cứu Tế bào gốc ở Edinburgh, Scotland, đã tìm ra một gene trọng yếu trên chuột, cho phép các tế bào gốc phân chia vô hạn trong khi vẫn giữ nguyên khả năng biệt hóa của mình. Gene này được gọi là Nanog, theo tên gọi của vùng đất Tir nan Og trong huyền thoại Celtit - mảnh đất của những cư dân trẻ mãi không già. Một cách độc lập, Nanog cũng vừa được tìm thấy bởi các nhà khoa học Nhật Bản, đứng đầu là Shinya Yamanaka, tại Viện Khoa học và Công nghệ Nara.

Trong một thí nghiệm, khi bổ sung Nanog vào các tế bào gốc phôi chuột, nhóm nghiên cứu nhận thấy quá trình biệt hóa của chúng đã không xảy ra, mặc dù tế bào được đặt trong môi trường "cưỡng bức" để làm điều đó. "Nanog dường như là một gene chủ thúc đẩy các tế bào gốc phôi lớn lên trong phòng thí nghiệm. Nó cũng khiến các tế bào gốc trở nên bất tử", lan Chambers, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nói.

Còn Austin Smith, trưởng nhóm nghiên cứu, thì nhận định: "Phát hiện này rất hấp dẫn. Nếu ở người, Nanog cũng có ảnh hưởng tương tự như chúng ta thấy trên chuột, thì đây sẽ là một bước quyết định trong việc phát triển các tế bào gốc phôi dùng cho các liệu pháp y học".

Tuy nhiên, nó có thể không hoạt động một mình, Smith nói. Nanog dường như tham gia trực tiếp vào quá trình tự đổi mới của tế bào gốc phôi bằng việc "bật" và "tắt" các gene khác, đó có thể là một gene quan trọng đã được biết trước đây là Oct 4. "Tuy nhiên, tất cả các bằng chứng chỉ ra rằng Nanog thực sự là trung tâm điều khiển. Nó không phụ thuộc vào hoạt động của gene khác, mà ngược lại, chi phối các gene khác theo ý mình".

Smith cũng báo trước rằng còn lâu nữa chúng ta mới có thể tái "lập trình" các tế bào trưởng thành để trở thành những tế bào gốc phôi có thể sử dụng an toàn, và nếu có, đó cũng không hề là một quy trình đơn giản.

Hai nghiên cứu được đăng đồng thời trên tạp chí Cell.

. (Theo NewScientist)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Dùng hóa mỹ phẩm cũng dễ gây bệnh toàn thân  (22/06/2003)
Con cá trong y học cổ truyền   (20/06/2003)
Những việc cần làm khi có vấn đề về tai  (19/06/2003)
Bệnh sốt xuất huyết  (18/06/2003)
Tìm ra gene gây chứng trầm cảm   (17/06/2003)
Nước - thứ đồ uống tốt nhất  (17/06/2003)
WHO: Dịch SARS có thể sắp kết thúc, nhưng vẫn cần cảnh giác   (16/06/2003)
Phân biệt vàng da  (13/06/2003)
Ngoại tình và sự trừng phạt  (13/06/2003)
Thuốc trị sỏi thận bằng đông dược  (12/06/2003)
Bệnh cườm nước   (11/06/2003)
Công tác an toàn và vệ sinh lao động: Còn nhiều bất cập  (10/06/2003)
Chảy máu đường tiêu hóa  (09/06/2003)
Làm đẹp sau sinh nở  (08/06/2003)
Ung thư vú có khả năng được khống chế  (06/06/2003)