Tiểu đường trở thành dịch bệnh ở các nước đang phát triển
16:15', 23/7/ 2003 (GMT+7)

Theo báo cáo của Hội Tiểu đường quốc tế (IDF), bệnh tiểu đường có xu hướng phát triển rất nhanh trong một thập kỷ trở lại đây. Dự báo đến năm 2010 sẽ có 221 triệu người mắc, gấp đôi con số của năm 1994 là 110 triệu người. Và đến năm 2025, con số này sẽ là 300 triệu.

Theo Báo cáo của Tiến sĩ Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết (Hà Nội), đưa ra tại Hội nghị triển khai phòng chống bệnh tiểu đường tổ chức ở TP HCM, nêu rõ: "Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh các yếu tố như sự lão hóa của quần thể, giảm hoạt động thể lực, thói quen ăn uống không khoa học, béo phì là những nguy cơ chính làm phát triển nhanh căn bệnh này". Những yếu tố đó là sản phẩm của lối sống công nghiệp hóa, đô thị hiện đại và tốc độ thay đổi nhanh chóng về kinh tế và xã hội.

Theo IDF, tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hay thứ năm, được coi là dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển và mới công nghiệp hóa. Dự báo của WHO trong vòng 20 năm tới, tỷ lệ bệnh sẽ tăng 42% ở các nước công nghiệp nhưng tăng tới 170% ở các nước đang phát triển.

Tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Có khoảng 50% bệnh nhân bị những biến chứng như bệnh mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh, cắt cụt chi, suy thận và mù mắt. Những biến chứng này thường dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ.

Căn bệnh này là một gánh nặng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội. Một nghiên cứu ghi nhận chi phí điều trị trực tiếp cho 10 triệu người bị tiểu đường năm 1998 đã tiêu tốn 26,97 tỉ USD.

Theo Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, thì kết quả điều tra của trung tâm và một số nghiên cứu khác cho thấy có đến 63,7% bệnh nhân hoàn toàn không hiểu biết gì về các yếu tố nguy cơ, 57,7% hoàn toàn không biết biện pháp phòng bệnh tiểu đường. Trong số người biết thì tỷ lệ biết đầy đủ rất hạn chế. Việc quản lý người bệnh tiểu đường còn yếu kém, 67,7% bệnh nhân không biết tình trạng huyết áp của mình. Trên 50% người bị tiểu đường chỉ được phát hiện tình cờ.

Mục tiêu của TP HCM đến năm 2010 sẽ khống chế được tỉ lệ mắc bệnh này ở cộng đồng. Chỉ tiêu đặt ra có trên 60% người dân biết đầy đủ về các yếu tố nguy cơ và biện pháp phòng bệnh; tất cả các bệnh viện đa khoa có khoa tiểu đường - nội tiết; 100% người bệnh được phát hiện, điều trị, theo dõi và hướng dẫn để có thể tự quản lý bệnh tật...

. (Theo Tin nhanh Việt Nam)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Chuyện cai thuốc lá ở Canh Hòa  (23/07/2003)
Giảm cân, đừng giảm tuổi thọ!   (21/07/2003)
Máy cạo râu nào phù hợp?   (20/07/2003)
Giá đỡ lòng mạch Cypher – Tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành tim   (18/07/2003)
Làm đẹp với Prôtêin và Vitamin   (17/07/2003)
Mùa hè cần đeo kính gì để bảo vệ mắt   (17/07/2003)
Một gia đình mê thể thao   (15/07/2003)
Bạn bè - liều thuốc bổ không thể thiếu   (14/07/2003)
Một số điều cần biết về thuốc seduxen   (13/07/2003)
Vẻ đẹp của bàn tay đưa nôi   (11/07/2003)
YOGA - Nguồn sức mạnh bí ẩn  (10/07/2003)
Các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em  (09/07/2003)
Ngổn ngang vấn đề gia đình hiện đại  (08/07/2003)
Nâng đỡ tâm lý cho người lâm bệnh hiểm nghèo  (07/07/2003)
Được chồng yêu phải cám ơn mẹ chồng  (06/07/2003)