Bụi - "sát thủ" vô hình
16:28', 25/7/ 2003 (GMT+7)

Bụi tồn tại ở khắp nơi - trong mắt, mũi, phổi, thậm chí trong máu chúng ta cũng có bụi. Chẳng qua là có một số loại bụi có thể nhận ra bằng mắt thường, còn những hạt bụi nhỏ, rất nhỏ thì không sao phát giác ra, nếu không có những máy móc hiện đại.

Tính phá hoại của bụi không chỉ ở mầm bệnh nó mang theo, mà bởi chính bản thân bụi gây nên tác hại. Thường là bụi có đường kính trên 10 Mm (micrômét) là sẽ bị giữ lại trong xoang mũi và đường họng, có đường kính 4-10 Mm là chui được sâu vào trong phổi, bị dịch nhờn giữ lại trong phế quản, có đường kính dưới 4 Mm là có thể bám vào bề mặt phế nang, có đường kính 0,5 Mm thì có thể thấm qua phế nang để tiến vào máu. Thế mà những hạt bụi trong khí thải ra khi dầu điêzen cháy chỉ có đường kính chỉ mấy nanômét, mắt thường không sao nhận ra nổi. Trong các văn phòng, lớp học thường có 9 tới 15 triệu hạt bụi nhỏ 0,5 Mm bao gồm các hạt mực của máy photocoppy, cellulose từ các thứ đồ giấy, đồ vải bay ra.

Các nhà khoa học đã thống kê, chưa kể những mầm bệnh bụi mang theo dẫn phát đủ các thứ bệnh, khi con người hít phải bụi nhỏ lâu ngày có thể gây ra hai nhóm bệnh chính cho đường hô hấp là: 1, Bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản... Bụi gây ra nhóm bệnh này thường là có nguồn gốc động vật (lông, gàu, lông vũ, cặn chất thải...), nguồn gốc thực vật (phấn hoa, các bộ phận khác của cây cỏ), nguồn gốc vi sinh vật (vi khuẩn, bào tử, sợi nấm...); 2, Bệnh phổi dẫn phát bởi sự đột nhập và lắng đọng ở phổi các loại bụi thường có ở các cơ sở sản xuất (như bụi than, thạch cao, xi măng, amiăng, bari, thiếc, sắt, bauxit, silic...).

Ở Anh, mỗi năm có khoảng 1 vạn người bị chết sớm do bụi nhỏ. Chỉ năm 1996, ở Mỹ đã có 6 vạn người chết vì bị những hạt bụi nhỏ xâm hại!

Bụi không chỉ có ở các thành phố mà nay cũng mù mịt ở nông thôn. Bụi của các loại thực vật bị mốc, nấm, bụi từ các lần phun thuốc bảo vệ thực vật... là nguyên nhân chính một loại bệnh phổi thường xảy ra ở bà con nông dân.

Loài người không thể lựa chọn không khí để thở nhưng có khả năng và trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ cho không khí thanh, sạch. Các nhà khoa học đã và đang tích cực nghiên cứu, tìm ra những biện pháp ngày càng hữu hiệu để phòng ngừa bụi. Chẳng hạn như có biện pháp để nâng hiệu quả làm việc của các động cơ đốt trong, khiến giảm được rõ rệt lượng nhiên liệu chưa cháy hết phóng thải ra theo khí thải. Máy chuyển hóa sử dụng xúc tác để khử đi những hợp chất hyđro cacbua, nitơ oxyt trong khí thải. Lắp máy gom bụi trên đường thải khí của động cơ điezen có thể giảm 90% những hạt bụi có đường kính dưới 10 Mm trong khí thải ra. Dùng dầu điezen chứa ít lưu huỳnh thì có thể giảm 40% những hạt bụi nhỏ sinh ra so với đốt dầu điezen đang sử dụng phổ biến. Che phủ màn che cho các công trường xây dựng có thể giảm ô nhiễm đáng kể cho không khí vùng lân cận, và phải rửa xe cộ sạch sẽ khi chạy ra khỏi khu vực xây dựng.

Để cải thiện chất lượng môi trường không khí, giữ gìn sức khỏe cho con người, các nước đang nâng cao hơn quy định pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí để bắt buộc các cơ sở sản xuất, khai thác tài nguyên, thi công xây dựng... phải tuân thủ. Hạt bụi nhỏ - sát thủ ẩn hình, chúng ta cần lường trước tai họa mà hành động phòng, chống cho kịp thời, bảo vệ sức khỏe mọi người.

. (Theo Sức khỏe và đời sống)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Giảm mập theo ý muốn   (24/07/2003)
Tiểu đường trở thành dịch bệnh ở các nước đang phát triển   (23/07/2003)
Chuyện cai thuốc lá ở Canh Hòa  (23/07/2003)
Giảm cân, đừng giảm tuổi thọ!   (21/07/2003)
Máy cạo râu nào phù hợp?   (20/07/2003)
Giá đỡ lòng mạch Cypher – Tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành tim   (18/07/2003)
Làm đẹp với Prôtêin và Vitamin   (17/07/2003)
Mùa hè cần đeo kính gì để bảo vệ mắt   (17/07/2003)
Một gia đình mê thể thao   (15/07/2003)
Bạn bè - liều thuốc bổ không thể thiếu   (14/07/2003)
Một số điều cần biết về thuốc seduxen   (13/07/2003)
Vẻ đẹp của bàn tay đưa nôi   (11/07/2003)
YOGA - Nguồn sức mạnh bí ẩn  (10/07/2003)
Các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em  (09/07/2003)
Ngổn ngang vấn đề gia đình hiện đại  (08/07/2003)