Hạ đường huyết
16:59', 28/7/ 2003 (GMT+7)

Bình thường nồng độ đường trong máu là 0,70- 1g/lit (hoặc 3,9- 5,6 mol/l) lúc đói và 1,80g/l (hoặc 10mmol/l) hai giờ sau khi ăn. Khi đường máu giảm xuống dưới nồng độ 0,70 g/l, người ta gọi là hạ đường huyết. Nhiều trường hợp cơn hạ đường huyết xảy ra một cách bất chợt, nồng độ đường trong máu hạ xuống dưới 0,4g/l (2,4mmol/l).

Cơn hạ đường huyết luôn được coi là một trường hợp cần cấp cứu nội khoa. Hôn mê do cơn hạ đường huyết có thể dẫn tới các rối loạn thần kinh không thể phục hồi và đôi khi đe dọa tính mạng. Việc điều trị nâng nồng độ đường máu trở lại bình thường phải được làm tức thì, không trì hoãn bằng cách bồi phụ qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch… Nếu cơn hạ đường huyết xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường thì có thể điều trị tại nhà, còn nếu xảy ra ở người không bị tiểu đường thì bệnh nhân cần nhập viện ngay để xác định chẩn đoán, nguyên nhân và cách điều trị. Các đối tượng có nguy cơ hạ đường huyết là người béo phì, bị bệnh tiểu đường, nghiện rượu hoặc có rối loạn về cảm giác… Đôi khi cơn hạ đường huyết chính là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Chẩn đoán cơn hạ đường huyết phải dựa vào xét nghiệm sinh hóa định lượng nồng độ đường trong máu. Cảm giác mệt lả, đứng không vững, chân như muốn khuỵu xuống, tay run, đổ mồ hôi, đau đầu, rối loạn thị lực, có cảm giác rất đói, co cứng vùng thượng vị, rối loạn tim mạch, hoa mắt, chóng mặt… là biểu hiện của một cơn hạ đường huyết nhẹ. Khi có thêm các triệu chứng căng thẳng thần kinh như lo âu, lơ mơ, ảo giác, có cơn động kinh hoặc có các biểu hiện rối loạn vận động thì mức độ hạ đường huyết đã tương đối trầm trọng. Và khi nồng độ đường trong máu xuống dưới 0,45g/l, bệnh nhân hôn mê bất tỉnh thì bệnh đã đến mức nguy hiểm. Đối với người bị tiểu đường, cơn hạ đường huyết xuất hiện khi đói, cố gắng về thể lực, dùng thuốc hạ đường máu quá liều, uống rượu…

Với bệnh nhân không bị tiểu đường, rất hiếm khi gặp cơn hạ đường huyết, nếu có, đó là do dùng thuốc có tác dụng phụ gây hạ đường huyết; do khối u hoặc do suy gan, suy thận, suy tuyến thượng thận, nhiễm trùng nặng… Hạ đường huyết cơ năng rất hay gặp ở trẻ em. Khi có triệu chứng, nên ngay lập tức cho ăn đường và kẹo ngọt, uống 150 cc nước quả, uống mật ong … và tới bệnh viện.

Với những ai bị hạ đường huyết cần đi khám ở chuyên khoa nội tiết để xác định rõ nguyên nhân gây hạ đường huyết để có hướng điều trị cụ thể.

. (Theo KH và ĐS)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nên đánh răng thế nào cho đúng cách?   (27/07/2003)
Bụi - "sát thủ" vô hình   (25/07/2003)
Giảm mập theo ý muốn   (24/07/2003)
Tiểu đường trở thành dịch bệnh ở các nước đang phát triển   (23/07/2003)
Chuyện cai thuốc lá ở Canh Hòa  (23/07/2003)
Giảm cân, đừng giảm tuổi thọ!   (21/07/2003)
Máy cạo râu nào phù hợp?   (20/07/2003)
Giá đỡ lòng mạch Cypher – Tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành tim   (18/07/2003)
Làm đẹp với Prôtêin và Vitamin   (17/07/2003)
Mùa hè cần đeo kính gì để bảo vệ mắt   (17/07/2003)
Một gia đình mê thể thao   (15/07/2003)
Bạn bè - liều thuốc bổ không thể thiếu   (14/07/2003)
Một số điều cần biết về thuốc seduxen   (13/07/2003)
Vẻ đẹp của bàn tay đưa nôi   (11/07/2003)
YOGA - Nguồn sức mạnh bí ẩn  (10/07/2003)