Bồi dưỡng nghị lực cho trẻ
20:9', 31/7/ 2003 (GMT+7)

Nghị lực có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành nhân cách của trẻ, là một trong những tính cách cốt yếu của mỗi người, vì vậy cha mẹ hãy bồi dưỡng nghị lực cho các em bằng cách xua tan những gì mà các em do dự. Việc bồi dưỡng nghị lực của thanh thiếu niên thực chất là kết quả của sự rèn luyện dần trong quá trình sinh hoạt, học tập hàng ngày về mặt tâm lý và tình cảm của các em. Ở nhiều nước trên thế giới, người ta rất quan tâm đến việc bồi dưỡng nghị lực cho trẻ em. Có thể tóm gọn phương pháp này như sau:

- Cố ý để trẻ tập chịu kham khổ: Trong hoàn cảnh vật chất đầy đủ, nhất là các em ở thành thị, khi lớn lên các em thiếu nghị lực. Vì vậy hãy để cho các em nếm trải ít nhiều khó khăn, gian khổ  như phải học hành đến nơi, đến chốn, tập chịu đựng nắng, mưa, gió rét… phù hợp với thể lực của trẻ.

- Nghị lực có liên quan mật thiết với lòng tự tin: Người tự ti thường thiếu nghị lực còn lòng tự tin là "cơ sở tinh thần của nghị lực". Vì vậy việc thường xuyên động viên lòng tự tin của trẻ sẽ tăng thêm nghị lực cho trẻ.

- Tăng cường luyện tập thể dục: Việc tích cực tập thể dục không những làm tăng thể chất mà còn tăng khả năng chịu đựng về mặt tâm lý, trên thực tế đó cũng chính là bồi dưỡng nghị lực. Đặc biệt là đối với các môn vận động đòi hỏi sự kiên trì, như bơi lội, chạy đường dài, leo núi… rất có tác dụng trong rèn luyện năng lực ý chí cho các em. Tuy nhiên không thể một lúc đòi hỏi quá cao ở các em. Việc nâng cao năng lực vận động phải tiến dần từng bước. Đòi hỏi quá cao sẽ không đạt được mục đích rèn luyện ý chí, ngược lại sẽ có tác hại đối với lòng tự tin của trẻ.

- Khích lệ trẻ toàn tâm toàn ý thực hiện một việc nào đó: Sự hào hứng của trẻ em thường chuyển dịch rất nhanh. Nhiều em hôm nay học đàn, ngày mai học máy tính, hôm sau học vẽ… rốt cuộc chẳng thành thạo được một môn nào. Các nhà tâm lý học cho rằng cung cách học hành "cả thèm chóng chán" sẽ đưa lại ảnh hưởng âm tính đối với việc bồi dưỡng nghị lực. Nên khích lệ các em toàn tâm, toàn trí làm một việc gì đó mà chúng yêu thích, quyết định không bỏ cuộc khi chưa thành công. Do có mục tiêu rõ ràng nên các em sẽ biết yêu cầu chính mình vượt khó, kiên trì đến cùng, thậm chí thất bại cũng không nản lòng. Trên thực tế, việc trẻ kiên trì thực hiện một công việc chính là sự bồi dưỡng và khảo nghiệm năng lực ý chí của các em.

- Cha mẹ phải gương mẫu: Khó có thể tưởng tượng được một người bố bỏ cuộc trong khi luyện tập vì sợ rét lại có thể bồi dưỡng con mình tập chạy đường trường giữa mùa đông. Cần nhớ rằng sức mạnh của tấm gương là vô tận, không kể đó là gương tốt hay gương xấu.

- Trước khó khăn càng cần động viên: Những trẻ chưa kinh qua thử thách, khi gặp khó khăn trở ngại thì mất hết ý chí, đó là lẽ thường tình.  Trước tình hình đó, sự động viên của phụ huynh, thầy cô và bạn bè là hết sức quan trọng. Được mọi người giúp đỡ và cổ vũ thì dũng khí sẽ trỗi dậy giúp các em vượt khó, năng lực ý chí của các em được hun đúc.

. (Theo KH và ĐS)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Vài ghi nhận qua chương trình phẫu thuật "Trả lại nụ cười" ở Bình Định   (29/07/2003)
Hạ đường huyết   (28/07/2003)
Nên đánh răng thế nào cho đúng cách?   (27/07/2003)
Bụi - "sát thủ" vô hình   (25/07/2003)
Giảm mập theo ý muốn   (24/07/2003)
Tiểu đường trở thành dịch bệnh ở các nước đang phát triển   (23/07/2003)
Chuyện cai thuốc lá ở Canh Hòa  (23/07/2003)
Giảm cân, đừng giảm tuổi thọ!   (21/07/2003)
Máy cạo râu nào phù hợp?   (20/07/2003)
Giá đỡ lòng mạch Cypher – Tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành tim   (18/07/2003)
Làm đẹp với Prôtêin và Vitamin   (17/07/2003)
Mùa hè cần đeo kính gì để bảo vệ mắt   (17/07/2003)
Một gia đình mê thể thao   (15/07/2003)
Bạn bè - liều thuốc bổ không thể thiếu   (14/07/2003)
Một số điều cần biết về thuốc seduxen   (13/07/2003)