Điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc
16:52', 3/8/ 2003 (GMT+7)

Mệt mỏi và bệnh tật là kẻ thù của công việc đòi hỏi có hiệu suất cao. Những điều kiện sinh hoạt thiết yếu tại nơi làm việc tạo điều kiện giúp giảm mệt mỏi, duy trì sức khỏe. Chất lượng của các điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc là hết sức quan trọng. Chúng có thể làm lan truyền bệnh tật nếu không đảm bảo; dự phòng bệnh tật nếu chất lượng cao. Những điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc bao gồm:

* Nước uống: Là rất cần thiết đối với tất cả các loại công việc, đặc biệt là làm việc trong môi trường nóng. Nếu công nhân không được cung cấp đủ nước uống thì họ sẽ khát và dần dần bị mất nước. Điều này sẽ làm tăng mệt mỏi và giảm năng suất lao động.

Nước uống nên để gần nơi công nhân làm việc. Tuy nhiên không nên đặt ở gần phòng rửa tay, nhà vệ sinh, gần các máy nguy hiểm vì những nơi này nước có thể bị ô nhiễm hóa chất, tuyệt đối không được dùng nước bị nhiễm bẩn, phải đun sôi, lọc hay xử lý thích hợp trước khi cho công nhân uống.

* Các phương tiện vệ sinh: "Rửa sạch" là một việc rất quan trọng để đề phòng hóa chất được hấp thụ cho da hoặc qua các bữa ăn và các bữa ăn nhẹ. Đề phòng công nhân mang chất bẩn về nhà. Rửa tay là một yêu cầu vệ sinh cơ bản sau khi đi vệ sinh.

Nhu cầu nhà vệ sinh cho công nhân là rõ ràng, luật pháp yêu cầu phải có phương tiện vệ sinh. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, từ 6 đến 40 công nhân nam cần 1 nhà vệ sinh; từ 6 đến 30 công nhân nữ cần 1 nhà vệ sinh; 15 công nhân cần 1 bồn rửa.

* Sẵn sàng trong các trường hợp khẩn cấp: Các tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các trường hợp khẩn cấp có thể bao gồm các vết cắt, các vết thâm tím, tổn thương mắt, bỏng, ngộ độc và điện giật. Thậm chí ở nhiều doanh nghiệp có vẻ là an toàn thì nhiều tai nạn (như té ngã) cũng có thể xảy ra. Vì vậy doanh nghiệp nên có một hộp cấp cứu ban đầu được trang bị đầy đủ dụng cụ và thuốc cấp cứu và có ít nhất một người có mặt trong suốt thời gian doanh nghiệp hoạt động biết phải làm gì trong trường hợp cấp cứu.

Các hộp cấp cứu nên đánh dấu rõ ràng và đặt ở nơi dễ lấy, thấy được trong trường hợp cấp cứu. Không nên để cách xa nơi làm việc quá 100m. Hộp không có bụi và không được thấm nước. Mỗi hộp cấp cứu bao gồm các loại sau: Băng vô trùng, bông để rửa vết thương; kéo, kẹp và kẹp an toàn; rửa mắt, thuốc nhỏ mắt và dung dịch kháng sinh sẵn sàng sử dụng; một số loại thuốc đơn giản; một cuốn sách nhỏ hay tờ rơi có những lời khuyên về cách xử trí cấp cứu ban đầu.

Các doanh nghiệp không có phương tiện riêng nên giữ các mối quan hệ với bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để cho thời gian xảy ra sự cố đến khi có sự trợ giúp của y tế là ngắn nhất. Các phương tiện di chuyển, gọi xe cấp cứu ở ngoài cũng rất cần thiết. Mỗi doanh nghiệp nên có sẵn một chiếc cáng.

* Nghỉ ngơi, thư giãn - Cách tốt nhất để phục hồi sức khỏe: Một ngày làm việc tỉnh táo và năng suất sẽ giảm dần theo thời gian. Sự mệt mỏi tăng dần lên trước khi nó gây ra những ảnh hưởng lớn. Nếu người công nhân được nghỉ ngơi trước khi họ có những dấu hiệu mệt thực sự thì sức khỏe sẽ phục hồi nhanh hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn.

. Trung tâm TTGDSK Bình Định

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ðàn ông trung niên nên ăn uống thế nào?   (01/08/2003)
Trẻ sơ sinh cần kiểm tra mắt để phát hiện đục thủy tinh thể   (31/07/2003)
Bồi dưỡng nghị lực cho trẻ  (31/07/2003)
Vài ghi nhận qua chương trình phẫu thuật "Trả lại nụ cười" ở Bình Định   (29/07/2003)
Hạ đường huyết   (28/07/2003)
Nên đánh răng thế nào cho đúng cách?   (27/07/2003)
Bụi - "sát thủ" vô hình   (25/07/2003)
Giảm mập theo ý muốn   (24/07/2003)
Tiểu đường trở thành dịch bệnh ở các nước đang phát triển   (23/07/2003)
Chuyện cai thuốc lá ở Canh Hòa  (23/07/2003)
Giảm cân, đừng giảm tuổi thọ!   (21/07/2003)
Máy cạo râu nào phù hợp?   (20/07/2003)
Giá đỡ lòng mạch Cypher – Tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành tim   (18/07/2003)
Làm đẹp với Prôtêin và Vitamin   (17/07/2003)
Mùa hè cần đeo kính gì để bảo vệ mắt   (17/07/2003)