Hãy sử dụng ti vi có lợi cho con trẻ
16:52', 4/8/ 2003 (GMT+7)

1- Giám sát từ khi trẻ còn bé

Một đứa trẻ bắt đầu chú ý tới chiếc ti vi (TV) khi chúng từ 2 tới 5 tuổi. Hãy kiểm soát các chương trình để biết chắc trẻ đang được tiếp thu nhiều điều giá trị như: các đức tính tốt, sự lễ phép, lòng độ lượng... Nếu không có thì giờ theo dõi với trẻ từ đầu tới cuối chương trình thì bạn cũng ráng làm quen với những gì con cái bạn xem để dễ dàng kiểm tra chúng.

2- Đề ra luật lệ nghiêm chỉnh

Không nên đặt TV gần bàn học hay bàn ăn của các em, như thế sẽ làm ảnh hưởng đến việc học hoặc bữa ăn của bé. Hãy đặt TV ở chỗ mà bố mẹ thỉnh thoảng có thể quan sát được màn ảnh. Đặt ra những giới hạn thời gian mà bé được xem TV, mười giờ mỗi tuần là vừa đủ đối với trẻ đã đi học. Các bài tập về nhà luôn được đặt ưu tiên trên việc xem TV. Hãy bảo đảm là cả gia đình đều nắm rõ luật lệ về việc xem TV này. Người lớn chính là những người "gác cổng tâm hồn" cho con trẻ trước cái TV. Do đó phải thực hành các luật lệ về chiếc TV một cách nghiêm túc.

3- Đừng để trẻ "bội thực" vì TV

Nhiều trẻ mở TV xem vì chúng chằng có việc gì làm. Chúng "xem" hết chương trình này qua chương trình khác mà chẳng biết mình đang quan sát những gì? Chúng trở nên mụ mẫm vì bị "bội thực" hình ảnh. Hãy chỉ mở TV mỗi khi có chương trình ưa thích và tắt máy khi xem xong chương trình. Tuy bạn tốn ít thời giờ xem TV nhưng con bạn lại tiếp thu nhiều điều bổ ích hơn các trẻ em khác.

4- Hãy liên kết TV với thể thao, đọc sách

Cho trẻ xem các chương trình bóng đá, bóng chuyền để khuyến khích niềm ham mê thể thao của chúng. Cũng tựa như các quyển sách tốt, TV có thể chiếu các phim được làm từ các tiểu thuyết văn học lừng danh làm phong phú thêm kiến thức cho trẻ. Hơn nữa, bạn có thể mua cuốn sách đó về cho trẻ đọc trước rồi mới xem phim sau để có dịp hiểu tường tận hơn. TV cũng đem lại cho trẻ kiến thức về sinh vật và các môn học khác.

5- Cùng xem TV với trẻ

Điều mà các bậc phụ huynh thường vô ý khi đi làm ăn là để trẻ ở nhà xem TV một mình. Trẻ sẽ xem cả các chương trình dành cho người lớn và bị tác động xấu. Khi cùng xem TV với trẻ, bạn vừa kiểm tra được chương trình mà cũng vừa hướng dẫn cho trẻ biết đánh giá và nhận xét về những điều đang xem. Trẻ sẽ biết nhìn nhận đúng đắn sự việc trên TV nhờ có cha mẹ ngồi bên cạnh chúng. Bạn sẽ là người "thuyết minh" uy tín nhất mà trẻ sẽ nghe theo mỗi khi xem TV.

6- Chia sẻ nghệ thuật thứ bảy với trẻ

Mỗi tuần, bạn nên chọn một cuốn video với nội dung phim đặc sắc để xem với trẻ. Hãy nói với nó rằng: "Đây là các bộ phim mà bố (mẹ) đã xem cách đây nhiều năm. Bố nghĩ là con cũng sẽ thích chúng do sự dàn dựng công phu và nội dung xuất sắc. Như vậy, bạn vừa chia sẻ giờ phút giải trí với con trẻ, vừa dạy cho chúng biết thưởng thức các tác phẩm có tầm cao nghệ thuật.

Làm như thế có nghĩa là bạn đã sử dụng chiếc TV đúng cách để phục vụ lợi ích cho con trẻ.

. (Theo Kiến thức gia đình)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc  (03/08/2003)
Ðàn ông trung niên nên ăn uống thế nào?   (01/08/2003)
Trẻ sơ sinh cần kiểm tra mắt để phát hiện đục thủy tinh thể   (31/07/2003)
Bồi dưỡng nghị lực cho trẻ  (31/07/2003)
Vài ghi nhận qua chương trình phẫu thuật "Trả lại nụ cười" ở Bình Định   (29/07/2003)
Hạ đường huyết   (28/07/2003)
Nên đánh răng thế nào cho đúng cách?   (27/07/2003)
Bụi - "sát thủ" vô hình   (25/07/2003)
Giảm mập theo ý muốn   (24/07/2003)
Tiểu đường trở thành dịch bệnh ở các nước đang phát triển   (23/07/2003)
Chuyện cai thuốc lá ở Canh Hòa  (23/07/2003)
Giảm cân, đừng giảm tuổi thọ!   (21/07/2003)
Máy cạo râu nào phù hợp?   (20/07/2003)
Giá đỡ lòng mạch Cypher – Tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành tim   (18/07/2003)
Làm đẹp với Prôtêin và Vitamin   (17/07/2003)