8 bài thuốc quý từ quả dừa
16:44', 12/8/ 2003 (GMT+7)

       

Dừa là loại quả quý, có tác dụng nhiều mặt trong cuộc sống chúng ta. Nó còn là loại quả dùng làm thuốc chữa bệnh rất có giá trị.

Theo phân tích của các nhà khoa học, cùi dừa và nước dừa có các thành phần dinh dưỡng như glucose, fructose, saccharose, chất béo, chất protein, vitamin nhóm B, vitamin C và các chất potassium (K), magnesium (Mg)... Hàm lượng potassium và magnesium trong nước dừa rất phong phú, hợp thành của nó tương tự như dịch trong tế bào, có thể sử dụng làm nước uống bổ dưỡng rất ngon miệng, chữa được chứng mất nước và làm cân bằng chất điện giải (electrolysis). Cùi dừa non có chất béo và protein mà các loại quả khác khó có thể sánh bằng, đồng thời có tác dụng diệt sán rất tốt. Các sách y dược có ghi: Dừa "chủ yếu là tiêu khát, chữa thổ huyết, phù thũng, trừ phong nhiệt" (phong nhiệt là phong tà kết hợp với nhiệt tà gây nên bệnh, thường xuất hiện các triệu chứng như phát sốt, nhức đầu, gai rét, sợ gió, ra mồ hôi, tắc mũi, ho, đờm vàng đặc, họng rát đau, khát nước, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mỏng, hơi vàng, mạch phù sác). Còn sách Trung Quốc Dược thực đồ giám ghi: Dừa "tư bổ, thanh thử, giải khát" và có tác dụng tiêu cam (bệnh trẻ con bụng ỏng da vàng), tẩy giun sán, kết hợp với mật để chữa chứng gầy yếu xanh xao ở trẻ nhỏ".

Theo nghiên cứu, dừa vị ngọt, tính bình, sinh tân, lợi niệu, sát trùng. Dừa có thể dùng trong việc chữa trị các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, tân dịch bị tổn thương, miệng nôn trôn tháo, phù nề, tiểu tiện ít, bệnh về ký sinh trùng đường ruột, bị lở loét, viêm da. Ăn cùi dừa, uống nước dừa có thể làm cho mặt mày rạng rỡ, da dẻ mịn màng, người đẹp thêm ra. Có thể nói, quả dừa từ ruột bên trong đến vỏ bên ngoài của nó đều là những vị thuốc Trung y quý giá. Tuy nhiên, đối với những người đang bị bệnh đi ngoài, phân nhão, nên kỵ ăn cùi của nó.

* Cách chế biến:

1. Dừa 1 quả, bổ lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần. Thích dụng với người bị chứng viêm nhiệt, háo khát, tổn thương tân dịch (các chất dịch dinh dưỡng trong cơ thể), mồ hôi ra nhiều, bị phù thũng, nước tiểu ít và đỏ.

2. Nước dừa 1 cốc, cho thêm 15g đường trắng, mấy hạt muối ăn, khuấy đều rồi uống. Có tác dụng ích khí sinh tân. Thích dụng với những người sau khi xuất huyết nhiều hoặc miệng nôn trôn tháo, người suy yếu, ẻo lả, mệt mỏi rã rời.

3. Dừa 1 quả uống nước, ăn cùi. Mỗi ngày ăn uống vào lúc sáng sớm bụng còn đói, sau ba giờ lại ăn tiếp. Như vậy sẽ có tác dụng sát trùng đường ruột. Thích dụng với những người bị bệnh sán lát gừng, sán dây.

4. Cùi dừa nửa đến 1 quả, hàng ngày ăn vào sáng và tối, có tác dụng nhuận tràng. Thích dụng với những người bị bệnh táo bón, bí đại tiện.

5. Cùi dừa nửa quả nạo thành miếng nhỏ một, cho vào nấu cháo với ít gạo nếp, ngày ăn 2 lần. Có tác dụng kiện tỳ khai vị. Thích dụng với những người bị ốm lâu ngày mới khỏi, cơ thể còn suy nhược, ăn uống kém.

6. Dầu dừa (là loại dầu được ép từ cùi dừa): dùng bôi ngoài da, có thể chữa trị được các bệnh ghẻ lở, bệnh nấm, bệnh nẻ...

7. Vỏ quả dừa 30g, sắc lấy nước uống, ngày 2 lần. Có tác dụng hoạt huyết hết đau. Thích dụng với những người bị trúng phong, bị đau tim, đau khớp.

8. Vỏ quả dừa đem đập dập vỏ, sắc lấy nước dùng để rửa ngoài vết thương, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp sát trùng. Thích dụng với người bị bệnh mẩn ngứa, bị nấm ngoài da.

. Tú Ân

(Theo "Hoa quả chữa bệnh" - TQ)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Răng và những điều cần biết   (11/08/2003)
Dè chừng với sữa tươi, sữa đậu bán rong, không nhãn hiệu   (10/08/2003)
Bệnh đau thắt lưng   (08/08/2003)
Tắm - liệu pháp thư giãn lý tưởng   (07/08/2003)
Lúc nào nên dùng thuốc hạ sốt?   (06/08/2003)
Tình yêu: Những điều nên và không nên làm   (05/08/2003)
Hãy sử dụng ti vi có lợi cho con trẻ   (04/08/2003)
Điều kiện sinh hoạt tại nơi làm việc  (03/08/2003)
Ðàn ông trung niên nên ăn uống thế nào?   (01/08/2003)
Trẻ sơ sinh cần kiểm tra mắt để phát hiện đục thủy tinh thể   (31/07/2003)
Bồi dưỡng nghị lực cho trẻ  (31/07/2003)
Vài ghi nhận qua chương trình phẫu thuật "Trả lại nụ cười" ở Bình Định   (29/07/2003)
Hạ đường huyết   (28/07/2003)
Nên đánh răng thế nào cho đúng cách?   (27/07/2003)
Bụi - "sát thủ" vô hình   (25/07/2003)