Thế nào là trúng độc khí gas?
16:21', 24/8/ 2003 (GMT+7)

Bếp gas ngày nay đã rất quen thuộc trong các gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình sống trong chung cư. Sự thuận tiện, sạch sẽ của bếp gas là điều không còn phải bàn tới, nhưng bên cạnh đó cũng còn một vấn đề hết sức chú ý, đó là sự an toàn cho sức khỏe của những người sử dụng.

Nguyên lý gây nên sự trúng độc khí gas không có gì phức tạp, triệu chứng cũng dễ nhận biết. Loại gas trong các gia đình sử dụng hiện nay là loại gas có mùi đặc biệt, vì trong khí gas có Ô xít Các bon 5-10%, mà Ô xít Các bon (CO) là loại khí hóa lỏng không màu, không mùi, không có tính kích thích, nếu không có mùi đặc biệt, chúng ta sẽ không thể biết được trong không khí hít thở có CO hay không? CO sau khi hít vào phổi liền kết hợp ngay với hồng cầu (Hb) trong máu, vì sức của nó mạnh hơn Oxy tới 300 lần nên làm cho hồng cầu mất đi chức năng mang theo Oxy, dẫn đến các tổ chức trong cơ thể bị thiếu Oxy. Khi cơ thể người hít phải năm phần vạn CO trong không khí sẽ bị trúng độc nhẹ với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, tứ chi mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ, mất ý thức. Khi hít phải một phần nghìn khí CO sẽ bị trúng độc vừa với biểu hiện mạch đập nhanh, mặt đỏ, môi tím đỏ, hôn mê, phản xạ của mắt và giác mạc đối với ánh sáng chậm. Khi hít phải trên năm phần nghìn khí CO sẽ bị trúng độc nặng, nạn nhân hôn mê sâu, mất hết phản xạ, trên da xuất hiện các vết đỏ hoặc bọc nước, có thể dẫn đến tràn dịch phổi, não úng thủy, hô hấp kém, loạn mạch… thậm chí gây tử vong do các cơ quan nội tạng tê liệt.

Khi phát hiện nạn nhân bị trúng độc khí gas cần lập tức cứu hộ theo các bước sau:

1- Xác định xem có đúng bị trúng độc khí gas hay không: Nếu hiện trường có mùi gas khác thường, môi nạn nhân có màu tím đỏ là triệu chứng thuyết phục nhất của hiện tượng trúng độc khí gas.

2- Lập tức mở các cửa sổ hoặc đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng, để đầu nạn nhân ngả ra phía sau, duy trì đảm bảo thông đường hô hấp. Khi hít phải khí gas mà cảm thấy toàn thân rã rời, không thể đứng vững được thì nên di chuyển bằng cách bò dưới đất, nhanh chóng rời khỏi nơi đó hoặc mở cửa sổ. Những người bị trúng độc khí gas loại vừa cũng đều phải đưa đi bệnh viện, vì trong hoàn cảnh tự nhiên, CO trong cơ thể cần khoảng một ngày mới có thể bài trừ hết, nếu không nhanh chóng trị liệu bằng Ôxy cao áp thì sẽ để lại di chứng.

3- Trong thời gian chờ xe cấp cứu, cần theo dõi thần chí, mạch đập, hô hấp, sắc diện, đồng tử… của nạn nhân để kịp thời xử lý khẩn cấp. Nếu thấy nạn nhân ngừng thở thì có thể hô hấp nhân tạo. Nếu khó thở do vật nôn làm nghẽn đường thở, phải nhanh chóng lấy hết vật đó ra. Nếu phát hiện thấy vết thương, cần cầm máu, băng bó, cố định vết thương…

Sau khi cấp cứu người bị nạn cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân rò rỉ khí gas để khắc phục, thông thường do mấy nguyên nhân sau:

- Lắp bình gas chưa đúng quy cách, tự tháo lắp bình mà không kiểm tra kỹ hoặc chất lượng bình gas kém.

- Thao tác sử dụng chưa đúng, nấu canh bị trào ra gây tắt bếp, mâm lửa bị gió thổi tắt mà không tắt bếp.

- Phòng bếp có không gian chật hẹp, không thông khí nên bị thiếu Ôxy nghiêm trọng.

(Theo PNVN)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Tác hại của cơn tức giận đối với sức khỏe con người   (22/08/2003)
Chọn sữa nuôi trẻ cho đúng   (20/08/2003)
Mệt mỏi triền miên có thể là dấu hiệu của viêm xoang   (19/08/2003)
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt   (18/08/2003)
Cha mẹ giáo dục giới tính cho con như thế nào?   (17/08/2003)
Tránh những "tác động ngược" khi rèn luyện buổi sáng   (15/08/2003)
Cảnh giác với nước tẩy rửa  (14/08/2003)
Tâm sinh lý con người và cách trang trí nhà ở   (13/08/2003)
8 bài thuốc quý từ quả dừa   (12/08/2003)
Răng và những điều cần biết   (11/08/2003)
Dè chừng với sữa tươi, sữa đậu bán rong, không nhãn hiệu   (10/08/2003)
Bệnh đau thắt lưng   (08/08/2003)
Tắm - liệu pháp thư giãn lý tưởng   (07/08/2003)
Lúc nào nên dùng thuốc hạ sốt?   (06/08/2003)
Tình yêu: Những điều nên và không nên làm   (05/08/2003)