Dị ứng thuốc
17:33', 26/8/ 2003 (GMT+7)

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc còn gây một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có hiện tượng dị ứng thuốc.

Rất nhiều loại thuốc gây tai biến dị ứng thuốc, hay gặp nhất là các loại kháng sinh, các thuốc giảm đau hạ nhiệt như Aspirin, Analgin, thuốc tê Novocain, Vitamin C… Thuốc vào cơ thể bằng đường tiêm (tiêm bắp, tĩnh mạch, dưới da, tiêm vào cột sống, thậm chí mới dùng thuốc, tiêm thử), uống, xoa bóp, bôi ngoài da, tra mắt, xông xịt, đặt hậu môn, âm đạo… Dị ứng thuốc có thể xảy ra ngay tức thì hoặc chậm sau vài tiếng. Trong thực tế, dị ứng nặng thường do tiêm.

Có thể coi thuốc cũng là một kháng nguyên gây dị ứng được đưa vào cơ thể. Cơ thể phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể. Sự tác động của kháng nguyên, kháng thể làm giải phóng các chất trung gian hóa học, trong đó có chất quan trọng nhất là Histamin. Các chất trung gian hóa học giải phóng nhiều hay ít (tùy từng cơ thể) mà bệnh cảnh nặng hay nhẹ.

Dị ứng thuốc biểu hiện ở nhiều mức độ: nhanh hay chậm, rầm rộ hay âm ỉ. Người ta chia ra làm bốn thể (hay typ):

- Thể tối cấp (typ 1): Xảy ra tức thì sau vài phút, còn gọi là sốc phản vệ. Người bệnh thấy nôn nao, khó chịu, da tím tái, thở nhanh, nông, vã mồ hôi, buồn nôn hoặc nôn, phân lỏng, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc không lấy được, dần dần đi vào hôn mê, đôi khi co giật (do phù não). Nếu cấp cứu kịp thời, có thể khỏi hoàn toàn, nếu không được cấp cứu bệnh nhân sẽ chết rất nhanh.

- Thể cấp hoặc bán cấp (týp II): Thường xảy ra sau khoảng 10 phút, ngoài da nổi mẩn, ngứa có khi xuất hiện nốt ban đỏ từng vùng; mày đay nổi toàn thân rất nhanh, đặc biệt có thể phù từng vùng hay toàn thân, mặt, mắt sưng húp. Nếu phù thanh quản hoặc co thắt phế quản, người bệnh rất khó thở, phải mở khí quản, thở máy. Ở một số bệnh nhân da bị phỏng rộp từng đám hay toàn thân, chỗ phỏng vỡ ra nham nhở, dễ nhiễm trùng như người bị bỏng. Biểu hiện ở nội tạng: Thấy buồn nôn, đau bụng, phân lỏng, mạch nhanh, huyết áp hạ, khó thở vào, chảy nước mắt, nước mũi, một số thuốc gây tê bì môi, lưỡi, mặt…

Những dấu hiệu thường gặp là cảm giác nóng bừng bừng, trống ngực, nôn nao, hoảng hốt, khó chịu, nếu nặng hơn nữa, bệnh nhân sẽ vật vã.

- Biểu hiện bán chậm (týp III): Xảy ra sau 9-10 ngày sau khi dùng thuốc. Sốt đau các khớp, nổi hạch cổ, nách, bẹn, có thể có ban đỏ, ngứa vùng bụng, lưng. Có rối loạn tiêu hóa nhẹ, khó thở nhẹ, các triệu chứng mất sau vài ba ngày.

- Biểu hiện chậm (týp IV): Thường là những biểu hiện ngoài da một số có ban đỏ, mọng nước. Thường hay gặp do dùng kháng sinh uống, một số thuốc bôi ngoài da, những người làm nghề đóng ống, rửa chai lọ penicillin hay bị dị ứng dạng này.

Ngày nay khối lượng thuốc được sản xuất và lưu hành trên thị trường rất nhiều, việc quản lý và sử dụng thuốc đôi khi còn tùy tiện, sai quy chế nhiều mặt. Vì thế, chúng ta phải sử dụng thuốc hợp lý, an toàn tránh lạm dụng thuốc kháng sinh. Khi phải dùng thuốc, phải nói rõ cho bác sĩ điều trị rõ tiền sử dị ứng đã xảy ra ở các lần trước của cá nhân cũng như gia đình. Không được tùy tiện dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Khi có biểu hiện phản ứng, dị ứng thuốc phải ngay lập tức đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất.

. (Theo KH và ĐS)

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Thôi miên - một hiện tượng khoa học huyền bí   (25/08/2003)
Thế nào là trúng độc khí gas?   (24/08/2003)
Tác hại của cơn tức giận đối với sức khỏe con người   (22/08/2003)
Chọn sữa nuôi trẻ cho đúng   (20/08/2003)
Mệt mỏi triền miên có thể là dấu hiệu của viêm xoang   (19/08/2003)
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt   (18/08/2003)
Cha mẹ giáo dục giới tính cho con như thế nào?   (17/08/2003)
Tránh những "tác động ngược" khi rèn luyện buổi sáng   (15/08/2003)
Cảnh giác với nước tẩy rửa  (14/08/2003)
Tâm sinh lý con người và cách trang trí nhà ở   (13/08/2003)
8 bài thuốc quý từ quả dừa   (12/08/2003)
Răng và những điều cần biết   (11/08/2003)
Dè chừng với sữa tươi, sữa đậu bán rong, không nhãn hiệu   (10/08/2003)
Bệnh đau thắt lưng   (08/08/2003)
Tắm - liệu pháp thư giãn lý tưởng   (07/08/2003)