Ảnh hưởng của bia, rượu đến tác dụng của thuốc
16:2', 7/1/ 2004 (GMT+7)

Bia, rượu và các loại nước giải khát chứa cồn (Alcol) đều có tác dụng lên hệ tiêu hóa, bài tiết và đặc biệt trên hệ thần kinh trung ương. Tùy theo độ cồn mà ảnh hưởng đó là nhiều hay ít. Trong tất cả các loại nước uống thì rượu có tác động đến tâm thần kinh lớn nhất. Đối với dược phẩm, bia rượu làm phân hủy hoạt chất, tăng sự hấp thu, nhưng giảm tác dụng điều trị đồng thời "giúp" phát huy độc tính mà nếu khi uống với một loại nước bình thường sẽ ít độc hơn.

Khá nhiều bệnh nhân tâm thần là do nghiện rượu, nên ta có thể gặp trường hợp người bệnh vừa uống thuốc vừa uống bia rượu, đây không phải điều bất bình thường. Khi đó tác dụng an thần của các thuốc gây ngủ như: Seduxen, các thuốc chống trầm cảm, trị động kinh sẽ có tác dụng ngược lại ngay cả ở liều thấp tức là người bệnh bị kích thích mạnh hơn, hung dữ hơn khi không uống bia rượu. Đối với các thuốc kháng viêm, giảm đau non steroid như: Ibuprofen, Aspirin… bia rượu làm tăng tác dụng phụ của thuốc gây viêm, loét, xuất huyết tiêu hóa, còn với các thuốc giảm đau thông thường khác như Paracetamol có thể làm tăng các bệnh ở gan như: viêm xơ gan. Khi dùng chung với những thuốc kháng dị ứng như: Chlopheniramine, rượu thường gây hiệu ứng nhức đầu, buồn nôn kéo dài, do các thuốc này có cơ chế ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương, làm chậm quá trình đào thải rượu nên nồng độ alcol trong máu cao gây các triệu chứng trên. Do tác dụng giãn mạch ngoại biên của rượu nên khi dùng chung với thuốc hạ huyết áp có khả năng gây tụt huyết áp đột ngột rất nguy hiểm, còn đối với việc sử dụng chung rượu với thuốc trị tiểu đường phải hết sức thận trọng vì alcol có tác dụng tăng cảm ứng men gan khi uống rượu trong thời gian dài làm cho một số Sunfamid hạ đường huyết bị phá hủy, giảm phần lớn tác dụng điều trị. Do có ảnh hưởng mạnh đến hệ tiêu hóa nên rượu được khuyên cấm dùng đối với những người có tiền sử loét dạ dày hay ít ra trong thời gian uống thuốc trị đau bao tử như: Omeprazole, Lansoprazole…

Vì tác dụng kích thích ở liều thấp, gây ức chế liều cao của Alcol nên bia rượu luôn được các bác sĩ khuyên không nên dùng chung với các loại thuốc chống trầm cảm, trị động kinh và các thuốc gây ngủ. Hãy đọc kỹ cách sử dụng trước khi uống thuốc là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà mọi người cần tuân thủ và tuyệt đối không sử dụng chung với các nước giải khát có cồn, đặc biệt là rượu dù được quảng cáo là "thập toàn đại bổ, cường dương, tráng thận, sinh tinh ích khí"…

DS NGỌC HÒA

 

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Khỉ và đời sống con người  (06/01/2004)
Mẹo vặt trong ngày Tết   (05/01/2004)
Tặng quà ngày xuân   (04/01/2004)
10 điều để khỏe đẹp mỗi ngày   (02/01/2004)
5 bước để trở thành cha mẹ tốt   (01/01/2004)
Hãy là người lạc quan  (31/12/2003)
Mẹ làm gì khi con táo bón?  (30/12/2003)
10 quy tắc vàng để có cuộc sống lâu dài hạnh phúc  (29/12/2003)
Bí quyết giữ cân bằng tâm lý  (28/12/2003)
Rối loạn nhịp tim   (26/12/2003)
Ba món ăn – ba bài thuốc hồi xuân cho quý ông   (25/12/2003)
Thực đơn tăng cường miễn dịch  (24/12/2003)
4 điều cần tránh để sống lâu  (23/12/2003)
Giữ ấm mũi họng trong mùa đông  (22/12/2003)
Làn da và biểu hiện sắc đẹp  (21/12/2003)