Đi chúc Tết
16:56', 18/1/ 2004 (GMT+7)

Đi chúc Tết là một tập tục rất hay trong ngày Tết Nguyên đán. Đây là dịp để người trên, kẻ dưới thể hiện tình cảm, nối kết tình thân ái với nhau. Cũng vì quan niệm như vậy, nhân dân ta từ xưa đến nay rất chú trọng đến việc chúc Tết. Ngày nay, trong lễ giao thừa, vị Chủ tịch nước sẽ chúc Tết toàn dân nhân dịp xuân về. Đây chính là hình thức thể hiện sự quan tâm của người đứng đầu nhà nước với nhân dân. Thông thường qua lời chúc Tết của người đứng đầu nhà nước, người dân có thể hiểu được một số việc làm trọng tâm của nhà nước trong năm mới, hiểu được tình hình kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại của chính phủ, giúp họ có một hướng đi đúng trong công việc cũng như trong kinh doanh. Vì thế, bao giờ trong lễ giao thừa, người dân cũng đón nhận lời chúc Tết này một cách đặc biệt.

Các cơ quan cũng thường tổ chức chúc Tết nhau. Lãnh đạo chúc Tết nhân viên, cấp dưới chúc Tết cấp trên. Xét về mặt đạo lý thì đây cũng là một hình thức hay, biểu lộ tình cảm chan hòa giữa người dưới và người trên một cách thân tình.

Tại gia đình, người cao tuổi trong nhà thường là các cụ, sau khi cả nhà làm lễ chúc Tết tổ tiên xong thường ngồi lại để chúc Tết, chúc thọ các cụ với ý nghĩa cầu chúc các cụ sống thọ thêm cùng con cháu và gặp nhiều may mắn.

Tục lệ thăm viếng, chúc Tết nhau trong dịp Tết Nguyên đán cũng là một tập tục có ý nghĩa. Thường thì quanh năm tất bật hoặc đi làm ăn xa không có dịp để thăm hỏi nhau hoặc vì lý do nào đó mà giận ghét nhau, nhân dịp xuân về, có vài ngày nghỉ, tranh thủ đến thăm nhau, chúc nhau bình an, sức khỏe, may mắn, làm ăn phát đạt hay bỏ qua tị hiềm của năm cũ... Đó chính là ý nghĩa thăm nhau trong mấy ngày Tết.

Nhiều người hôm qua, chưa tính là đã bước sang năm mới, mới gặp nhau, ngồi với nhau mà hôm sau lại khăn áo chỉnh tề đến thăm nhau "chào anh, chào chị nhân năm mới". Theo truyền thống, tín ngưỡng của người Việt, việc chúc Tết, thăm nhau biểu trưng cho tinh thần nhân ái, lạc quan nhằm quên đi những nhọc nhằn vất vả, những điều bất như ý, thậm chí cả những hận thù trong quá khứ để cùng nhau hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn như vạn vật cỏ cây sau những ngày đông tháng giá trỗi dậy đâm trồi nảy lộc.

Thông thường trong mấy ngày Tết, thời giờ thì ít, người muốn đi thăm lại nhiều nên ai cũng vội vàng. Vào nhà, chào hỏi xong, ngồi lại uống tách trà, chén rượu, ăn mấy cái bánh, khách lại vội đứng lên cáo từ chủ nhà để đi chúc Tết nhà khách Trong mấy ngày Tết ai cũng bận rộn nên chẳng ai trách cứ cả.

Tuy việc đi chúc Tết năm nào cũng vậy nhưng mỗi dịp xuân về, ai cũng thấy một tình cảm khác lạ đang len vào tâm hồn mình. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, vui vẻ như đã từ lâu không gặp lại. Đó chính là không khí ngày Tết Nguyên đán Việt Nam.

. M.N (Bs)

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Gương mặt mùa xuân   (16/01/2004)
Loài khỉ là kho thuốc Nam   (15/01/2004)
Báo động nạn thanh thiếu niên nghiện thuốc lá  (14/01/2004)
6 bí quyết trẻ lâu   (13/01/2004)
Năm Thân... nhận họ với khỉ  (12/01/2004)
Căn nhà đón Tết  (11/01/2004)
Nghệ thuật kể chuyện cho con  (09/01/2004)
Nguồn gốc của những phong tục trong đám cưới   (08/01/2004)
Ảnh hưởng của bia, rượu đến tác dụng của thuốc   (07/01/2004)
Khỉ và đời sống con người  (06/01/2004)
Mẹo vặt trong ngày Tết   (05/01/2004)
Tặng quà ngày xuân   (04/01/2004)
10 điều để khỏe đẹp mỗi ngày   (02/01/2004)
5 bước để trở thành cha mẹ tốt   (01/01/2004)
Hãy là người lạc quan  (31/12/2003)