Cháo trai - món dược thiện quý
16:5', 5/10/ 2004 (GMT+7)

Cháo trai vừa là món ăn bổ dưỡng vừa có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường...

Dân gian thường dùng thịt trai sông để nấu canh, nấu cháo. Trai sông ngâm nước vo gạo 1-2 ngày cho nhả hết phân, rửa sạch vỏ, đem luộc chín; lọc lấy thịt nạc khoảng 2-3 con cho một người ăn. Để ráo nước, thái nhỏ, thêm gia vị, nước mắm ướp cho ngấm, xào chín với dầu thực vật hoặc mỡ heo cho thơm. Dùng cháo ăn liền hay gạo vừa đủ nấu cháo. Sau khi cháo nhừ mới cho thịt trai đã xào vào. Để phối hợp tác dụng chữa bệnh, nên cho thêm 1-2 củ hành cho mỗi người. Nên ăn khi cháo còn nóng, người tạng hàn có thể cho thêm vài lát gừng thái chỉ, hoặc dùng gừng tươi giã nhỏ tẩm ướp thịt trai.

Con trai nước ngọt hay trai sông còn có tên là bạng; cả thịt và vỏ đều được dùng làm thuốc. Nó thường sống ở sông ngòi, đầm, ao, hồ, sông, suối... vùng đồng bằng, trung du hay miền núi nước ta. Theo tài liệu của Viện dinh dưỡng, thịt trai sông giàu đạm, can xi, phốt pho, một số vitamin như B1, B2, PP, C và đặc biệt là có rất nhiều kẽm - chất đã được chứng minh có tác dụng tốt trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến.

Theo Đông y, thịt trai sông vị ngọt mặn, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu khát, giáng áp. Trần Tăng Khí, một y gia đời Đường cho rằng thịt trai có tác dụng làm sáng mắt, trừ thấp, chữa đàn bà lao tổn ra máu. Đời Tống, Nhật hoa chư gia bản thảo có lời bàn rằng thịt trai có tác dụng trừ phiền, giải nhiệt độc, chữa băng huyết, khí hư, trĩ. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, thịt trai sông tính hơi lạnh, ăn nhiều dễ sinh bệnh.

Thịt trai sông phối hợp với một số vị thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh tăng huyết áp, viêm gan vàng da, trẻ em ra mồ hôi trộm... Tài liệu nước ngoài cũng viết: trai sông vừa là món ăn, vừa là vị thuốc chữa bệnh tiểu nhiều về đêm, kinh nguyệt quá nhiều, hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, đề phòng tai biến mạch máu não...

Với người mắc bệnh tăng huyết áp, việc chữa bằng các thuốc Tây y thường gây những tác dụng phụ tế nhị ảnh hưởng đến khả năng tình dục. Còn món cháo trai có tác dụng tốt trong chữa bệnh tăng huyết áp lại không gây các tác dụng phụ phiền toái. Để tăng tác dụng giáng áp, bạn có thể dùng lá dâu bánh tẻ thái nhỏ nấu cùng với món cháo trai.

Ở người đàm trệ (mỡ máu cao) gây hoa mắt chóng mặt, nhức đầu thì khi nấu cháo nên cho thêm mộc nhĩ, nấm hương - hai loại thực phẩm có tác dụng hạ mỡ máu, thông huyết mạch.

Với người bị u xơ tiền liệt tuyến có các biểu hiện đi tiểu lắt nhắt, nước tiểu không thành tia mạnh, cháo trai có tác dụng thông tiểu tiện. Món cháo trai cũng rất thích hợp với người già bị u xơ tiền liệt tuyến. Với nam giới trung niên hoặc cao tuổi bị yếu sinh lý thì đây còn là món ăn có tác dụng tốt cho việc phòng trung. Người mắc bệnh đái tháo đường dùng món cháo trai cũng rất tốt, nhưng khi nấu cháo có thể thay gạo tẻ bằng bột củ mài - một dược thảo có tác dụng tốt cho bệnh đái tháo đường.

. Theo SK&ĐS

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Nghệ thuật xin lỗi   (04/10/2004)
Mù tạt có thể làm tắc đường mũi   (03/10/2004)
Nhà dột từ nóc   (01/10/2004)
Những tình huống gây stress ở nhân viên văn phòng   (30/09/2004)
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Những chuyển biến tích cực   (30/09/2004)
Phòng tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp  (29/09/2004)
Mua sắm chăn, gối, tấm trải giường…   (28/09/2004)
Giảm thính lực do dùng thuốc   (28/09/2004)
Để hơi thở thơm tho   (27/09/2004)
Trứng gà giúp phòng bệnh mù lòa  (26/09/2004)
Nối tóc: Phép thuật mới trên mái tóc   (24/09/2004)
Trẻ em, thanh thiếu niên và bệnh tim   (24/09/2004)
Ma men làm "rầu" hạnh phúc   (23/09/2004)
Bổ sung vitamin sẽ hạn chế sự tăng cân   (23/09/2004)
19 cách làm giảm áp lực tâm lý   (22/09/2004)