Viêm thanh quản về mùa lạnh
16:21', 14/10/ 2004 (GMT+7)

Về mùa lạnh, đặc biệt vào những đợt rét đậm, rét đột ngột (gió mùa đông bắc về), thì viêm thanh quản dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, người cao tuổi (do khả năng cơ thể kém thích ứng) và đặc biệt ở những người mà nghề nghiệp đòi hỏi phải sử dụng nhiều đến tiếng nói cũng như phải làm việc ngoài trời.

Thông thường bệnh xảy ra sau một viêm nhiễm của đường hô hấp trên (viêm mũi - xoang, viêm họng) rồi lan xuống thanh quản. Tuy nhiên cũng có khi viêm thanh quản xuất hiện ngay sau khi bị cảm lạnh với dấu hiệu chính là khàn tiếng hay mất tiếng đột ngột. Có thể mô tả diễn biến thông thường của bệnh như sau: Do bị nhiễm lạnh như trời rét mặc không đủ ấm, bị mưa ướt, tắm nước lạnh v.v…

Thấy xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi, sổ mũi, ngấy sốt, sau đó đau họng: có cảm giác nóng và hoặc rấm rứt như có dị vật trong cổ họng, kích thích bắt phải ho rồi tiếp đến giọng nói bị khàn, đôi khi khàn đặc, thậm chí mất tiếng. Bệnh tiến triển trong vài ngày đến 1 tuần lễ: ho khan chuyển dần sang có đờm. Các triệu chứng khác thuyên giảm dần nếu viêm nhiễm không tiếp tục lan xuống dưới, gây viêm khí phế quản.

Triệu chứng chính để chẩn đoán viêm thanh quản là khàn tiếng hoặc mất tiếng đột ngột sau khi bị nhiễm lạnh.

Điều trị viêm thanh quản bao gồm điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ:

- Điều trị toàn thân: quan trọng nhất là trong những ngày đầu mới viêm, người bệnh cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, uống nhiều nước trà nóng, kiêng nói, kiêng hút thuốc, kiêng rượu và các gia vị kích thích như tiêu, ớt v.v… Dùng các thuốc nhằm tăng cường sức đề kháng, hạ sốt, chống viêm nếu cần thiết (theo chỉ dẫn của thầy thuốc).

- Điều trị tại chỗ: chườm nóng cổ.

Xông các tinh dầu thơm.

Nếu khàn tiếng nhiều, cần được khí dung với các thuốc kháng viêm và các thuốc chống phù nề (theo chỉ dẫn của thầy thuốc).

Đối với trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp có thể gây ra khó thở trầm trọng, chớ nên coi thường, cần được thầy thuốc theo dõi cẩn thận.

Đối với những người chuyên nghiệp về giọng, đặc biệt giọng hát: cần phải có chế độ nghỉ giọng cho đến khi thầy thuốc chuyên khoa soi khám xác nhận thanh quản đã hoàn toàn bình phục mới được trở lại hoạt động nghiệp vụ.

Phòng bệnh viêm thanh quản về mùa rét cần mặc đủ ấm tránh bị nhiễm lạnh; đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi mỗi khi dự báo thời tiết có đợt rét về. Mặt khác, cần có chế độ ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, đi lại thích hợp, tránh mọi quá sức trong những ngày rét đậm.

. Theo SK-ĐS

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Đề phòng bệnh họng do khí lạnh điều hòa   (11/10/2004)
Mát và đẹp hơn với cây lô hội  (10/10/2004)
Thực phẩm trong siêu thị ngày càng nhiều chủng loại   (08/10/2004)
5 cách treo tranh  (08/10/2004)
Khi "một nửa" ngoại tình   (07/10/2004)
Viêm ruột thừa cấp  (07/10/2004)
Vị thuốc từ trứng gà ngâm giấm   (06/10/2004)
Chọn mua và sử dụng khăn   (05/10/2004)
Cháo trai - món dược thiện quý   (05/10/2004)
Nghệ thuật xin lỗi   (04/10/2004)
Mù tạt có thể làm tắc đường mũi   (03/10/2004)
Nhà dột từ nóc   (01/10/2004)
Những tình huống gây stress ở nhân viên văn phòng   (30/09/2004)
Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Những chuyển biến tích cực   (30/09/2004)
Phòng tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp  (29/09/2004)