Thứ sáu, ngày 9/5/2025

Trang chủ
Tin tức - Sự kiện
Chính trị - Xã hội
Kinh tế - Phát triển
Văn hóa - Thể thao
An ninh - Trật tự
Phỏng vấn - Đối thoại
Bình Định nguyệt san
Trong nước - Thế giới
Về miền đất võ
Người B.Định hôm nay
Ẩm thực xứ dừa
Văn học nghệ thuật
Dành cho bạn trẻ
Sức khỏe - Đời sống
Đất nước - Con người
Tiềm năng - Triển vọng
Chủ trương - Chính sách mới
Tòa soạn và bạn đọc
Gửi tin, bài cho báo
Về Báo Bình Định

Thông tin tuyển dụng

BẢO VIỆT BÌNH ĐỊNH CẦN TUYỂN 5 LAO ĐỘNG
CÔNG TY TNHH CONTAINER MIỀN TRUNG TUYỂN NHÂN VIÊN
NGÂN HÀNG NHNo&PTNT TỈNH BÌNH ĐỊNH TUYỂN NHÂN VIÊN
KHÁCH SẠN LÊ PHƯƠNG TUYỂN NHÂN VIÊN

Tàu xe đi & đến Bình Định

Máy bay Vietnam Airline
Xe đò chất lượng cao
Xe buýt
Bảng giờ tàu
Khách sạn
  GIÁ VÀNG 9999 Min|Max 
 NH 824,000  817,000 
 TT 825,000  819,000 
  TỶ GIÁ Min|Max 
 EUR 20,697  20,389 
 USD 15,785  15,755 
Chống nhầm lẫn thuốc
12:12', 15/10/ 2004 (GMT+7)

Nhầm lẫn thuốc là điều tối kỵ đối với những người hành nghề y dược. Chỉ cần sơ suất đọc lộn tên thuốc hay người bệnh cần loại thuốc này lại đưa loại thuốc khác, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Trên thị trường có lưu hành một biệt dược của Aspirin là Anacin, một biệt dược của Paracetamol có tên thương mại là Anacin-3, người bệnh bị cảm cúm, nhức đầu, có tiền sử viêm loét dạ dày được chỉ định dùng Anacin-3, nếu nhầm qua Anacin thì tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng của bệnh nhân sẽ trầm trọng hơn, có thể làm thủng dạ dày. Do người bán nhầm lẫn, không ít người vô tình sử dụng Vastarel để kháng viêm thay vì phải uống biệt dược của Diclofenac là Voltaren bởi vì hai loại thuốc này có công dụng hoàn toàn khác nhau, một loại là đề phòng những cơn đau thắt ngực, điều trị giãn mạch vành (Vastarel), một loại đích thực kháng viêm (Voltaren).

Trên thế giới đã có sự nhầm lẫn tai hại gây chết người khi bác sĩ kê toa viết tắt: AZT, đâu biết rằng AZT có thể là: Azathioprin (thuốc trị hội chứng viêm loét ruột già), cũng có thể là biệt dược của Aztreonam (kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam), đó là chưa kể đến đây còn là chữ viết tắt của một loại thuốc điều trị HIV hiện nay: Azidothymidin (có tên biệt dược Zidovudine). Do đó, Viện nghiên cứu sử dụng thuốc an toàn Mỹ yêu cầu các bác sĩ phải viết tên đầy đủ các loại thuốc AZT nói trên. Cùng ở dạng siro dành cho trẻ em nhưng Zantac (biệt dược của Ranitidin): thuốc đối kháng thụ thể H2 chống tiết acid dịch vị, còn Zyrtec (biệt dược của hoạt chất Cetirizin) là thuốc kháng Histamin ở thụ thể H1 điều trị dị ứng, trên thực tế đã có sự nhầm lẫn giữa hai loại thuốc này vì dạng bào chế giống nhau, khi đọc không kỹ rất dễ bị nhầm, làm cho bệnh tình càng trầm trọng.

Để tránh nhầm lẫn thuốc gây những hậu quả đáng tiếc, người thầy thuốc khi kê đơn phải viết chữ rõ ràng, đầy đủ, còn người kinh doanh thuốc cũng phải đọc kỹ đơn trước khi giao thuốc cho khách hàng, chớ để bệnh nhân "tiền mất tật mang".

. DS Ngọc Hòa

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Ba thế hệ dưới một mái nhà   (14/10/2004)
Ba thế hệ dưới một mái nhà   (14/10/2004)
Vận động cuối tuần tốt hơn là nghỉ ngơi   (14/10/2004)
Đàn ông thường xuyên đi lại trên đường dễ bị vô sinh   (14/10/2004)
Viêm thanh quản về mùa lạnh   (14/10/2004)
Đề phòng bệnh họng do khí lạnh điều hòa   (14/10/2004)
Mát và đẹp hơn với cây lô hội  (10/10/2004)
Thực phẩm trong siêu thị ngày càng nhiều chủng loại   (08/10/2004)
5 cách treo tranh  (08/10/2004)
Khi "một nửa" ngoại tình   (07/10/2004)
Viêm ruột thừa cấp  (07/10/2004)
Vị thuốc từ trứng gà ngâm giấm   (06/10/2004)
Chọn mua và sử dụng khăn   (05/10/2004)
Cháo trai - món dược thiện quý   (05/10/2004)
Nghệ thuật xin lỗi   (04/10/2004)

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, nguyệt san và Bình Định điện tử

  Bản quyền ©2003 thuộc về Báo Bình Định   @   Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP. Quy Nhơn, ĐT: 056.813573 - 821867

            http://www.baobinhdinh.com.vn                                                   Email: tsbbd@dng.vnn.vn