Cảnh giác với đường hóa học
13:32', 20/10/ 2004 (GMT+7)

Sodium cyclamate là một loại đường hóa học độc hại không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép lưu hành tại Việt Nam. Dù bị cấm sử dụng làm phụ gia thực phẩm, thế nhưng sodium cyclamate hiện vẫn được bày bán và sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm...

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM và Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, đường hóa học (hay là chất ngọt tổng hợp) là chất không có trong tự nhiên, thường có vị ngọt rất cao so với đường kính saccharose (đường tự nhiên được khai thác từ mía, củ cải đường) và không có giá trị dinh dưỡng nào khác. Do đó, người ta chỉ dùng chất ngọt tổng hợp trong điều trị các bệnh tiểu đường, béo phì thay thế một phần đường saccharose trong thực phẩm.

Hiện nay tại Việt Nam chỉ có các chất tạo ngọt manitol, acesulfam K, aspartam, isomalt, saccharin (và Na, K, Ca của nó), sorbitol và sirô sorbitol, sucraloza được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm với giới hạn tối đa và có quy định rõ ràng. Các chất tạo ngọt này được dùng trong sản xuất, chế biến thức uống và các thực phẩm có năng lượng thấp.

Từ năm 1969, nhiều công trình nghiên cứu cho biết sodium cyclamate dùng lâu dài có thể tích lũy trong cơ thể và gây ung thư gan, ung thư phổi, dị dạng bào thai, ảnh hưởng đến yếu tố di truyền... (đã được thí nghiệm trên súc vật).

Hơn nữa các chất chuyển hóa của cyclamate như mono và di cyclohexylamin còn độc hại hơn cả cyclamate (chỉ cần 0,7% đã có tác dụng kích thích và gây ung thư cho chuột). Từ những nguy cơ gây bệnh khi sử dụng lâu dài, hiện nhiều nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đã không cho phép sử dụng cyclamate làm phụ gia thực phẩm.

Và ngay cả những loại được phép sử dụng cũng rất cần được quản lý và hướng dẫn dùng trên nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng, vì nếu dùng quá liều rất nguy hiểm đến sức khỏe kể cả các loại được phép sử dụng.

Nên cẩn thận khi ăn uống ở các hàng quán vỉa hè như: sâm lạnh, sữa đậu nành, chè... vì người bán vẫn thường dùng loại đường này để chế biến.

. Theo Tuổi Trẻ

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Những điều cần biết khi mua và sử dụng nồi áp suất   (19/10/2004)
Vì sao loãng xương?   (18/10/2004)
Thiếu nước gây những bệnh gì?  (17/10/2004)
Nước nóng cho mùa lạnh   (15/10/2004)
Chống nhầm lẫn thuốc   (15/10/2004)
Ba thế hệ dưới một mái nhà   (14/10/2004)
Ba thế hệ dưới một mái nhà   (14/10/2004)
Vận động cuối tuần tốt hơn là nghỉ ngơi   (14/10/2004)
Đàn ông thường xuyên đi lại trên đường dễ bị vô sinh   (14/10/2004)
Viêm thanh quản về mùa lạnh   (14/10/2004)
Đề phòng bệnh họng do khí lạnh điều hòa   (14/10/2004)
Mát và đẹp hơn với cây lô hội  (10/10/2004)
Thực phẩm trong siêu thị ngày càng nhiều chủng loại   (08/10/2004)
5 cách treo tranh  (08/10/2004)
Khi "một nửa" ngoại tình   (07/10/2004)