Ngô - ngũ cốc vàng giúp tăng tuổi thọ
12:18', 26/10/ 2004 (GMT+7)

Giáo sư Tề Quốc Lục từng làm việc cho Tổ chức Y tế Thế giới nói: "Nay tôi đã ngoài 70 nhưng thể lực vẫn sung mãn, tinh thần thoải mái, mặt không có nếp nhăn. Đó là nhờ ăn cháo ngô hằng ngày trong 6 năm liền. Tin hay không tùy bạn. Bạn cứ việc uống sữa bò, còn tôi thì ăn cháo ngô, xem ai sống lâu hơn".

Theo Đông y, ngô có tác dụng kiện tỳ dưỡng vị. Ngô khô rang vàng nấu cháo là một phương thuốc rất hữu hiệu cho nhiều trường hợp tỳ vị suy kiệt, hư hàn, không thiết ăn uống hoặc ăn thức gì vào cũng nôn ra. Ngô rang tính nóng nên người tạng nhiệt hoặc đang có chứng viêm nhiễm không nên dùng.

Râu ngô là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian, có tác dụng làm tăng bài tiết mật và lượng nước tiểu trong các chứng bệnh viêm tắc túi mật, hoặc giảm chứng phù thũng trong những bệnh về tim, thận.

Hạt ngô vị ngọt, tính ấm, giúp ích khí, điều hòa ngũ tạng.

Ngô cũng giúp điều chỉnh lượng mỡ trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Khi tìm hiểu về người Mỹ nguyên thủy - những cư dân đầu tiên sống ở châu Mỹ - các nhà khoa học nhận thấy những người Indian này đã không hề bị bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch do lương thực chính của họ thời bấy giờ là ngô. Kết luận này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu gần đây: chính các loại ngũ cốc giàu chất xơ như ngô, lúa mạch đen, gạo lức đã cải thiện tình trạng mỡ trong máu, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tai biến mạch não.

Ngô nguyên hạt có nhiều sinh tố tự nhiên nhóm B như B1, B2, B6, Niacin và một số khoáng chất cần thiết khác. Ở loại hạt này, một số vi chất có tỷ lệ vượt trội khi so sánh với gạo lức. Nó là một trong những nguồn tinh bột được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Chỉ số đường huyết thấp và tỷ lệ chất xơ cao của ngô giúp tăng cường cảm giác no, đồng thời làm chậm sự hấp thu và chuyển hóa đường. Ngô cũng giúp tăng cường hoạt động của ruột già do tỷ lệ chất xơ cao hơn nhiều so với gạo trắng, mì, sữa...

Công nghệ chế biến hiện nay tách ngô làm 4 thành phần: tinh bột, mầm ngô, chất xơ và chất đạm. Sau khi được tách ly, chất xơ và đạm sẽ được chế biến làm thức ăn chăn nuôi gia súc, mầm ngô được tinh lọc làm dầu ngô. Chỉ có tinh bột được sử dụng đa dạng trong chế biến thực phẩm hoặc làm bánh kẹo. Những loại bột ngô tinh chế sẽ không còn nhiều giá trị bổ dưỡng vì không có chất xơ, đạm và một số sinh tố, khoáng chất vốn có nhiều trong phần vỏ ngoài của hạt và mầm ngô. Ở Việt Nam, nhiều người có thói quen điểm tâm bằng một gói xôi ngô. Loại ngô này tuy đã qua một lần xay xát, phần vỏ có bị hao hụt nhưng vẫn giữ được phần nào giá trị bổ dưỡng và tốt hơn so với tinh bột ngô.

Tốt nhất vẫn là dùng ngô nguyên hạt, chẳng hạn ngô tươi luộc chín, nướng, hoặc ngô khô nguyên hạt xay nấu cháo. Ngô tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn rất phong phú: chọn bắp còn hơi non, dùng dao bào xát mỏng hạt để nấu chè hoặc cháo; hoặc bào mỏng hạt nấu canh với rau bồ ngót và thịt nạc băm.

. Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Gửi tin này qua E-mail In thông tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC >>
Táo làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết  (25/10/2004)
Các chứng đau lưng thường gặp  (24/10/2004)
Hàng điện máy giảm giá mạnh   (22/10/2004)
Những loại rau quả có ích trong mùa thu  (22/10/2004)
Chuyện chị dâu em chồng...  (21/10/2004)
Cẩn thận với một số chất phụ gia thực phẩm   (21/10/2004)
Cảnh giác với đường hóa học  (20/10/2004)
Những điều cần biết khi mua và sử dụng nồi áp suất   (19/10/2004)
Vì sao loãng xương?   (18/10/2004)
Thiếu nước gây những bệnh gì?  (17/10/2004)
Nước nóng cho mùa lạnh   (15/10/2004)
Chống nhầm lẫn thuốc   (15/10/2004)
Ba thế hệ dưới một mái nhà   (14/10/2004)
Ba thế hệ dưới một mái nhà   (14/10/2004)
Vận động cuối tuần tốt hơn là nghỉ ngơi   (14/10/2004)